Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Thứ 7 Cảnh sát giao thông có làm việc không? Quý độc giả cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
- Tất tần tật các thông tin về danh từ: Vị trí, chức năng, cách thành…
- Hướng dẫn cách làm chân gà xóc xoài giòn sần sật chua cay hấp dẫn
- Tiểu đường ăn khoai lang được không? Hướng dẫn ăn đúng cách
- Bị vết thương hở có ăn được đậu xanh không?
- Uốn tóc có hại không? Nên hay không uốn tóc thường xuyên để làm đẹp?
Cảnh sát giao thông là gì?
Cảnh sát giao thông là những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường bộ thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến giao thông.
Bạn đang xem: Thứ 7 Cảnh sát giao thông có làm việc không?
Lực lượng Cảnh sát giao thông vô cùng quan trọng đối với công tác bảo vệ an toàn giao thông cho nhân dân, những việc làm của lực lượng cảnh sát giao thông góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức thấp những vụ tai nạn giao thông có thể xảy ra giúp phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
Thứ 7 Cảnh sát giao thông có làm việc không?
Hiện nay chưa có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan nhà nước. Theo đó tùy thuộc vào mỗi cơ quan ở các địa phương sẽ áp dụng những khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.
Cũng giống như nhiều lao động trong doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước làm việc tối đa 08 tiếng/ngày trong tuần. Giờ làm việc hành chính của Cảnh sát giao thông cụ thể như sau:
– Buổi sáng: Làm việc từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
– Buổi chiều: Làm việc từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút.
Thời gian làm việc trong tuần thường từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật nghỉ.
Ngoài làm việc theo giờ hành chính; công an giao thông còn phải thực hiện nhiệm vụ trong những khoảng thời gian khác.
Để nhằm mục đích có thể đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ luôn phải thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ trên các tuyến đường trên các khu vực cả nước. Căn cứ cụ thể từ tình hình thực tiễn hiện nay, tính trung bình, mỗi một cảnh sát giao thông sẽ có trách nhiệm phải phụ trách 70 km quốc lộ.
Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
Xem thêm : Dừa cạn: Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn
– Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
– Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
– Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Những yêu cầu đối với cảnh sát giao thông khi đi làm nhiệm vụ
– Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
– Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
Quy định về việc tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông
– Nội dung tuần tra
+ Giám sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, điều khiển, giải quyết ùn tắc giao thông hoặc phối hợp giải quyết ùn tắc, sự cố giao thông trên tuyến giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát;
Xem thêm : [ToMo] Khi Nào và Làm Thế Nào Để “Xác Định Mối Quan Hệ”? – YBOX
+ Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật;
Nội dung tuần tra phải thể hiện trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Nội dung kiểm soát
+ Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;
Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;
Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;
+ Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.
Có nộp phạt giao thông vào thứ 7 được không?
Theo quy định ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan đều mở cửa vào sáng thứ 7 để cá nhân, tổ chức có thể nộp phạt. Tuy nhiên, ở một số tỉnh, thành phố khác thì tùy theo điều kiện làm việc mà cơ quan tiếp nhận có mở cửa để công dân có thể nộp phạt hay không.
Ngoài ra cần lưu ý những người nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 cần phải nộp phạt vào buổi sáng vì các cơ quan thu nhận nộp phạt chỉ hoạt động vào buổi sáng và đóng cửa vào buổi chiều.
Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định?
Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định như sau:
Như vậy từ quy định trên thấy được rằng khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn thì cảnh sát giao thông sẽ thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã).
Trên đây là những giải đáp của Công ty Luật Hoàng Phi về câu hỏi Thứ 7 Cảnh sát giao thông có làm việc không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp