1. Thu nhập chịu thuế tính trước là gì?
Khái niệm thu nhập chịu thuế tính trước
Thu nhập chịu thuế tính trước được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, nên được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt là với các nhà thầu và chủ đầu tư xây dựng công trình.
Bạn đang xem: Thu nhập chịu thuế tính trước là gì? Cách tính thu nhập chịu thuế tính trước?
Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là giá trị chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa được bán ra so với giá trị hàng hóa của nhà thầu tạo ra. Bản chất của chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là những lợi nhuận mà doanh nghiệp xây dựng có được trước khi hoàn thành xong dự án, theo dự tính trong dự toán công trình xây dựng.
Khái niệm trên được hiểu như sau: Giá trị tạo ra hàng hoá là chi phí chi trả để tạo ra hàng hóa đó. Các sản phẩm hay công trình xây dựng khi được nhà thầu sản xuất ra hoặc là sản phẩm mua từ một đơn vị khác và đưa vào để bán trực tiếp hoặc sử dụng để làm nguyên vật liệu xây dựng công trình cho chủ đầu tư thì nhà thầu sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để có được các sản phẩm hoặc nguyên vật liệu này. Thêm vào đó là các khoản chi phí liên quan cần phải chi ra để đưa sản phẩm vào dự án (ví dụ: chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí dùng để trả công cho công nhân ….). Cộng thêm thuế VAT.
Nói rõ hơn giá trị tạo ra hàng hóa chính là chi phí chi trả để tạo ra hàng hóa đó. Các công trình xây dựng hoặc các sản phẩm khi được nhà thầu sản xuất ra hay mua lại từ một đơn vị khác và tiến hành bán trực tiếp hoặc sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng công trình cho chủ đầu tư thì nhà thầu đã phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để có được nguồn nguyên liệu, các sản phẩm này. Ngoài ra là các khoản chi phí cần phải chi trả để đưa sản phẩm vào dự án, công trình như: Chi phí vận chuyển, chi phí nhập khẩu, chi phí chi trả cho công nhân, thuế VAT,…
Trong đó:
+ Giá trị hàng hóa được bán ra là giá trị mà nhà thầu mong đợi sau khi đã cộng thêm giá trị tạo ra sản phẩm, hàng hóa đó.
+ Giá trị tạo ra hàng hóa là chi phí cần phải thanh toán để tạo ra hàng hóa, sản phẩm. Các sản phẩm này có thể là từ chính nhà thầu sản xuất hoặc mua từ đơn vị khác khác để bán, sử dụng làm nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng công trình và những khoản chi phí khác để đưa sản phẩm đó vào dự án.
Tại sao lại cần phải xác định thu nhập chịu thuế tính trước
Theo nguyên tắc định giá sản phẩm trong xây dựng thì khi nhà thầu tham gia đấu thầu tranh giành xây dựng một công trình hoặc để giành quyền cung cấp sản phẩm của mình thì nhà thầu phải định trước giá sẽ tranh bán. Giá này là giá mong đợi bán ra của nhà thầu và cũng là giá trị hợp đồng của nhà thầu với chủ đầu tư. Giá này được gọi là giá tham gia dự thầu và được tính bằng tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung cộng với phần lợi nhuận tính trước của nhà thầu công thêm VAT. Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu sẽ không tính thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ lệ định mức do nhà nước quy định mà thường thấp hơn định mức và có thể bằng 0 tùy theo tính hình và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
Tóm lại, nhà thầu phải tính thu nhập chịu thuế tính trước là để tạo nên giá bán của sản phẩm. Đồng thời thu nhập chịu thuế tính trước còn thể hiện tính cạnh tranh trong kinh doanh của nhà thầu.
2. Cách tính thu nhập chịu thuế tính trước:
Thứ nhất, cách xác định thu nhập chịu thuế tính trước
Theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và Thông tư số 09/2019/TT-BXD quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có quy định như sau:
– Chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Trong đó, thu nhập chịu thuế tính trước được xác định như sau:
+ Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Thu nhập chịu thuế tính trước = 5.5% tổng giá trị chi phí trực tiếp đã xây dựng trong quyết toán hay còn được gọi là lãi định mức.
Dựa theo quy định hiện hành của chính phủ, khi lập dự toán chi phí xây dựng cho công trình xây dựng phải tính thu nhập chịu thuế tính trước theo cách nhân định mức tỷ lệ (quy định theo từng công trình xây dựng) với chi phí trực tiếp + chi phí chung.
Xem thêm : Ăn 5 tép tỏi nướng, những điều kỳ diệu này sẽ xảy ra trong cơ thể sau 24 tiếng
Nếu trường hợp có vật tư do chủ đầu tư cung cấp thì giá trị vật tư được cấp vẫn tính vào chi phí vật liệu nằm trong khoản chi phí trực tiếp. Dự toán xây lắp của các nhà thầu sẽ được các chủ đầu tư tổng hợp và phê duyệt để làm cơ sở định giá trần cho gói thầu phục vụ cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
Thứ hai, định mức thu nhập chịu thuế tính trước
Định mức thu nhập chịu thuế tính trước là vấn đề phải nắm bắt và xác định chính xác, tránh những sai sót khi lập dự toán hay vi phạm quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Hiện nay định mức thu nhập chịu thuế tính trước được quy định khá chi tiết tại Bảng 3.11 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD.
+ Đối với công trình xây dựng dân dụng, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5 %
+ Đối với công trình công nghiệp, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6 %
+ Đối với công trình giao thông, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6 %
+ Đối với công trình xây dựng nông nghiệp, phát triển nông thôn thì định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5 %
+ Đối với công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5 %
+ Với công tác xây lắp đường dây, công tác lắp đặt những thiết bị công nghệ trong công trình xây dựng để thí nghiệm hiệu chỉnh các trạm biến áp điện và đường dây điện, cấu kiện, kết cấu xây dựng và thí nghiệm vật liệu có quy định định mức thu nhập chịu thuế tính trước là 6 %.
Lưu ý:
– Nếu nhà thầu phải tự tiến hành việc khai thác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng như đá, sỏi, cát phục vụ thi công thì thu nhập chịu thuế tính trước tính xác định trong dự toán giá vật liệu bằng tỷ lệ là 3% /chi phí gián tiếp và trực tiếp.
– Một số trường hợp khác phải lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật thì định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước sẽ xác định theo tỷ lệ hướng dẫn tại các Bảng khác trong Phụ lục Thông tư 09/2019/TT-BXD.
– Riêng các công trình quốc phòng an ninh, căn cứ vào loại hình công trình để áp dụng định mức thu nhập chịu thuế tính trước cho phù hợp theo quy định pháp luật.
Do đó, định mức thu nhập chịu thuế tính trước muốn xác định đúng cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau như loại hình công trình xây dựng, cách thức tiến hành thi công xây dựng, dự toán xây dựng…
3. Thu nhập chịu thuế tính trước là cơ sở để xác định những gì?
Thu nhập chịu thuế tính trước là một trong số những yếu tố khác để xác định các khoản chi phí xây dựng tiêu biểu sau:
Một là, xác định chi phí khảo sát xây dựng
Xem thêm : Bật mí những nét tính cách cung Bạch Dương theo ngày sinh
Đối với chi phí khảo sát xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định và quản lý như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng.
Hai là, xây dựng dự toán xây dựng
Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo các phương pháp nêu tại các điểm a, b dưới đây:
a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình
– Chi phí trực tiếp gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.
– Chi phí gián tiếp được xác định bằng tỷ lệ (%) hoặc lập dự toán chi phí theo hướng dẫn.
– Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được hướng dẫn.
– Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.
– Khối lượng các công tác xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Phương pháp đo bóc khối lượng công tác xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
– Giá xây dựng công trình sử dụng để tính dự toán chi phí xây dựng có thể là giá xây dựng chi tiết hoặc giá xây dựng tổng hợp phù hợp với khối lượng công việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Nội dung và phương pháp xác định giá xây dựng công trình thực hiện theo quy định.
b) Tính theo hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí tương ứng
– Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí này.
– Khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây dựng đo bóc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và định mức kinh tế kỹ thuật.
– Giá vật liệu xây dựng được xác định theo hướng dẫn.
Ba là, xác định giá gói thầu xây dựng
Giá gói thầu xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế, phí theo quy định của pháp luật và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, dự phòng cho yếu tố trượt giá cho các khối lượng công việc thuộc phạm vi của gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải tính thu nhập chịu thuế tính trước trong kinh doanh để có thể tạo ra và duy trì được lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn mà vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp