Thừa kế trong tư pháp quốc tế theo quy định mới nhất năm 2022

Thừa kế trong tư pháp quốc tế là một trong những mối quan hệ có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều mối quan hệ liên quốc gia, một người có thể có nhiều quốc tịch, có thể sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này cũng làm phát sinh các quan hệ quốc tế, trong đó có cả quan hệ thừa kế. Như vậy, thừa kế được quy định như thế nào trong tư pháp quốc tế? Hãy cùng Tổng đài pháp luật làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

>>Tư vấn quy định thừa kế trong tư pháp quốc tế mới nhất, gọi ngay 1900.6174

thua-ke-trong-tu-phap-quoc-te

Thừa kế trong tư pháp quốc tế là gì?

>> Thừa kế trong tư pháp quốc tế là gì, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Dương Văn Minh! Tư vấn viên của chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn qua quá trình nghiên cứu pháp lý như sau:

Theo từ điển luật học, thừa kế được hiểu là “sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật”.

Cá nhân có quyền để lại tài sản thừa kế cho người khác bằng những tài sản hợp pháp của mình. Người thừa kế chỉ được công nhận quyền sở hữu tài sản thừa kế với điều kiện tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết.

Thừa kế trong tư pháp quốc tế được định nghĩa là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Thừa kế trong tư pháp quốc tế, trước hết phải là quan hệ thừa kế điều chỉnh theo pháp luật quốc gia. Pháp luật của các quốc gia điều chỉnh vấn đề thừa kế này trong nhiều trường hợp là bộ phận của pháp luật dân sự, trong trường hợp khác lại thuộc bộ phận của thực tiễn tư pháp.

Theo Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, các quan hệ dân sư yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Như vậy, thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên thừa kế trong tư pháp quốc tế phải là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được nhận diện theo các dấu hiệu sau:

1. Chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (là cá nhân, tổ chức để lại thừa kế hoặc cá nhân, tổ chức có quyền thừa kế) phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.

2. Đối tượng của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tài sản đang hiện hữu hoặc đang tồn tại và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại và đồng thời chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế tài sản đó.

3. Những sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài.

Ngoài các yếu tố nêu trên, trong thực tiễn, thừa kế trong tư pháp quốc tế cũng có thể có những yếu tố khác như: nơi cư trú ở nước ngoài, pháp luật nước ngoài được các bên lựa chọn để điều chỉnh vấn đề pháp sinh…, được coi là yếu tố nước ngoài.

Trong trường hợp của anh, có thể thấy, nó có đầy đủ dấu hiệu của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài:

+ Về chủ thể tham gia, cá nhân để lại thừa kế là ông Dương Văn Anh là người nước ngoài (sinh sống tại Mỹ); chủ thể có quyền thừa kế là anh vợ và hai người con trai của ông (một người con trai sinh sống tại Mỹ).

+ Đối tượng của quan hệ thừa kế là 100m2 tại Thành phố Hồ Chí Minh .

+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế: ông Dương Văn Anh sinh sống và mất tại Mỹ, để lại di sản tại Việt Nam là 100m2 đất.

Theo đó, trường hợp của anh là thừa kế trong tư pháp quốc tế, quan hệ thừa kế được quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy, di sản của ông Dương Văn Anh sẽ được chia như sau: mảnh đất 100m2 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chia theo pháp luật Việt Nam còn 5 triệu USD thì sẽ chia theo pháp luật của Mỹ (nơi mà ông Anh có quốc tịch).

>>Xem thêm: Di chúc viết tay và quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

>> Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hòa! Tư vấn viên của chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn qua quá trình nghiên cứu pháp lý như sau:

Thừa kế theo di chúc được hiểu như sau:

“Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản (chuyển dịch tài sản thừa kế) của người chế cho những người khác theo sự tự định đoạt một cách tự nguyện (bằng di chúc) của người đó khi còn sống.”

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế mà được nghiên cứu trọng phạm vi tư pháp quốc tế, thuộc phạm trù thừa kế trong tư pháp quốc tế. Thừa kế có yếu tố nước ngoài đồng thời cũng là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam những căn cứ để xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc quy định:

“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”

Theo đó, để di chúc do chồng chị lập là hợp pháp và có thể sử dụng, cần đáp ứng những nội dung sau:

1. Về hình thức của di chúc, cần phải tuân theo quy định của quốc gia mà người đó lập di chúc. Trong trường hợp này, di chúc do chồng chị lập cần phải tuân theo pháp luật Nhật Bản, và theo Điều 967 Bộ Luật dân sự Nhật Bản, thì hình thức của di chúc phải được lập dưới một trong các dạng sau: viết tay; qua công chứng; hoặc dưới dạng một tài liệu bí mật hoặc trường hợp đặc biệt thì được lập dưới hình thức khác.

2. Về nội dung của di chúc, phải là toàn bộ sự thể hiện ý chí của người lập di chúc. Bên cạnh đó, di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản. Trong trường hợp di sản là động sản thì phải áp dụng pháp luật của nước nơi có bất động sản, còn trường hợp di sản là động sản thì áp dụng pháp luật nơi mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Như vậy, cả bất động sản và khoản tiền của chồng chị sẽ được áp dụng theo pháp luật của Nhật Bản.

Về câu hỏi thứ hai của chị, theo quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế là chị có quyền sở hữu đối với bất động sản tại Việt Nam hay không, thì tôi xin phép được trả lời như sau: trong trường hợp di chúc của chồng chị là hợp pháp, thì sẽ tiến hành chia theo di chúc. Tuy nhiên, vì chị không thuộc diện mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên chị chỉ có quyền hưởng giá trị của bất động sản đó chứ không có quyền sở hữu đối với bất động sản.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

thua-ke-trong-tu-phap-quoc-te-theo-di-chuc-de-lai

>>Xem thêm: Di chúc có người làm chứng hay không? Quyền thừa kế di sản?

Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế

>> Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hoàng Đặng! Tư vấn viên của chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn qua quá trình nghiên cứu pháp lý như sau:

Trong tình huống này, có thể thấy sự xung đột về thừa kế trong tư pháp quốc tế. Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế mà nếu áp dụng một trong các hệ thống pháp luật thể sẽ xảy ra các kết quả khác nhau.

Nhìn tổng quát, những xung đột này được giải quyết theo hai dòng tư tưởng pháp lý như sau:

Thứ nhất, theo dòng tư tưởng ưu tiên áp dụng quy tắc “Luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch tại thời điểm chết” (Lex patriae/Lex nationalis);

Thứ hai, theo dòng tư tưởng ưu tiên áp dụng quy tắc “Luật của nước mà người để lại di sản thường trú” (Lex domicilii).

Tuy nhiên, thực tiễn tư pháp và pháp luật cụ thể về thừa kế của các nước vẫn có sự khác nhau. Ví dụ như ở Liên Bang Nga, Khoản 1 Điều 1224 Bộ Luật dân sự 2001, quy định:

“Việc thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, trừ trường hợp điều luật này có quy định khác..”.

Pháp luật và thực tiễn của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ lại có quy định các quy tắc giải quyết khác nhau về thừa kế động sản và thừa kế bất động sản: Việc thừa kế bất động sản được giải quyết theo pháp luật nơi có bất động sản (Lex rei sitae). Còn việc thừa kế động sản được giải quyết theo pháp luật nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Tại Việt Nam, xung đột pháp luật về thừa kế sẽ được giải quyết theo nguyên tắc tại Điều 680, 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 680. Thừa kế

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Điều 681. Di chúc

1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”

Theo đó, nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế như sau:

Thừa kế theo pháp luật: cần phải tuân theo pháp luật của nước mà người thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Như vậy, theo quy định trên, thì di sản thừa kế là động sản nên pháp luật Việt Nam đã áp dụng quy định thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết.

Thừa kế theo di chúc: Năng lực lập, thay đổi, huỷ bỏ di chúc và hình thức di chúc tuân theo quy định pháp luật nước người lập di chúc có quốc tịch – áp dụng quy định thuộc luật quốc tịch. Bên cạnh đó, quyền đối với động sản áp dụng theo pháp luật nước người lập di chúc có quốc tịch, còn quyền đối với bất động sản thì phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Trong tình huống trên, di chúc của người đó sẽ phải áp dụng pháp luật của Vương Quốc Anh, nơi mà người này thường trú và có quốc tịch tại thời điểm chết, theo đó, người có quyền hưởng thừa kế là con trai của người này.

giai-quyet-xung-dot-trong-thua-ke-trong-tu-phap-quoc-te

>>Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúc hợp pháp năm 2022 như thế nào?

Một số nội dung liên quan đến thừa kế trong tư pháp quốc tế

>> Nội dung liên quan đến thừa kế trong tư pháp quốc tế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Thương, Tổng đài tư vấn pháp luật xin phép được trả lời câu hỏi của chị như sau:

Trong trường hợp chị không nhận thừa kế, phần di sản này sẽ trở thành di sản không người thừa kế. Di sản không người thừa kế ở đây có thể được hiểu rộng rãi là tài sản của một người đã mất để lại mà không có bất kì người thừa kế nào.

Mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về vấn đề này. Đây cũng là một vấn đề thuộc lĩnh vực thừa kế trong tư pháp quốc tế. Theo pháp luật Việt Nam, phần di sản không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước. Trong trường hợp này, mẹ của chị là Việt kiều, vấn đề thừa kế vẫn được giải quyết chủ yếu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, phần di sản thừa kế không người nhận này sẽ thuộc về nhà nước. Dựa theo hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Cu-ba, di sản thừa kế đó sẽ được giải quyết như sau: bất động sản tại Cu-ba sẽ thuộc về nhà nước Cu-ba còn bất động sản và khối tài sản lớn kia sẽ thuộc về Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, một vấn đề nữa về thừa kế trong tư pháp quốc tế là về chính sách thu thuế đối với di sản thừa kế, mỗi quốc gia lại có những quy định riêng. Trong thực tiễn, có hai loại thuế đối với di sản thừa kế:

+ Một là loại thuế đánh vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác theo thể thức thừa kế tài sản và thường được gọi là thuế thừa kế;

+ Hai là loại thuế đánh vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác theo thể thức tặng cho và thường được gọi là thuế di tặng.

Mỗi quốc gia lại có một mức thu khác nhau đối với hai loại thuế này. Tuy nhiên cũng có quốc gia sử dụng chung một mức thuế đối với cả hai loại thuế với tính cách là thuế chuyển quyền sở hữu.

Ở Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ, hai loại thuế này được quy định khác nhau và đều là loại thuế thuộc chính sách thu của quốc gia với những mức thu thống nhất cho từng loại. Trong khi đó, ở một số nước như Thụy Sỹ, hai loại thuế này lại thuộc chính sách thu của từng bang, vùng, địa phương với những mức thu khác nhau.

Còn ở Canada thì lại hoàn toàn khác, không được xử lý như các nước khác. Tất cả tài sản có được từ thừa kế hoặc được tặng cho theo di chúc nói trên đều bị đánh thuế với tính cách là thuế thu nhập cá nhân.

Ở Việt Nam, đối với tài sản thừa kế vẫn phải đóng thuế cho phần tài sản đó, tuy nhiên, có những trường hợp được miễn thuế như các trường hợp nhận thừa kế từ: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Ngoài ra, vấn đề thuế đối với di sản thừa kế cũng được đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, và là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp hợp lý. Vấn đề thuế đối với di sản thừa kế cũng phải được giải quyết trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan, đặc biệt là các điều ước quốc tế song phương nhằm tránh đánh thuế hai lần.

Xu hướng hợp tác quốc tế cho thấy, để có thể giải quyết vấn đề này trong tương lai cần có những điều ước quốc tế nhiều bên liên quan. Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định song phương với các nước về thừa kế trong tư pháp quốc tế, trong đó có vấn đề về thu thuế.

Như vậy, trong trường hợp chị nhận phần di sản thừa kế, chị sẽ được miễn thu thuế vì đây là quan hệ thừa kế giữa mẹ đẻ và con đẻ.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của luật sư về vấn đề thừa kế trong tư pháp quốc tế, để biết rõ hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn các vấn đề pháp lý, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp vấn đề cho các bạn.

Liên hệ với chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn luật thừa kế ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày ✅ Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày ✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín ✅ Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp ✅ Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp ✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả ✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc ✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp