Thức khuya có rụng tóc không?
Theo các chuyên gia, thức khuya có gây rụng tóc, vì thiếu ngủ là nguyên nhân khiến nang tóc và các tế bào mầm tóc suy yếu. Lúc này, quá trình tái tạo tế bào mầm tóc mới chậm lại, tế bào cũ suy yếu và có thể gây ra tình trạng rụng tóc tạm thời như telogen effluvium.
- Học sinh chưa đủ tuổi mà đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
- 8 Cách đắp mặt nạ sữa tươi giúp bạn sở hữu làn da vạn người mê
- Việt Nam có bao nhiêu loại cà phê? Đâu là loại cà phê xuất khẩu nổi bật?
- Những tỉnh nào bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc?
- Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk có đặc điểm gì? Cách xây dựng
Ngoài ra, thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc do thức khuya là một biểu hiện của căng thẳng thần kinh. Điều này được biết sẽ ảnh hưởng đến “sự sống” của sợi tóc. Mặc khác, thức khuya cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng rụng tóc do di truyền ở cả nam và nữ.
Bạn đang xem: Thức khuya có rụng tóc không
Nguyên nhân thức khuya khiến tóc rụng nhiều
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (Hoa Kỳ), trong giai đoạn ngủ, cơ thể có thể hoạt động để hỗ trợ chức năng não cũng như duy trì quá trình phát triển của tóc được diễn ra suôn sẻ. Vì vậy, khi thức khuya sẽ rút ngắn thời lượng của giấc ngủ, dẫn đến nhiều tác hại cho mái tóc như:
- Hình thành nhiều gốc tự do có hại cho tế bào mầm tóc và sự phát triển của tóc
Gốc tự do là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo tuổi tác, việc sản xuất các gốc tự do ngày càng tăng lên, trong khi các cơ chế bảo vệ của cơ thể giảm xuống. Sự mất cân bằng này tạo điều kiện để các gốc tự do gây tổn thương lên cấu trúc của tế bào, trong đó có tế bào mầm tóc – yếu tố quyết định đến quá trình mọc/rụng tóc.
Nghiên cứu cho thấy, thức khuya sẽ tăng sản sinh gốc tự do, đồng nghĩa tăng nguy cơ tổn hại sức khỏe của da đầu, cản trở sự hình thành và phát triển của tóc. Tác động của gốc tự do còn có thể ảnh hưởng đến lực neo của sợi tóc trong nang tóc. Đây là lý do khiến lượng tóc ở giai đoạn catagen (ngưng mọc) và telogen (chờ rụng) tăng lên.
- Gây rối loạn nội tiết dẫn đến rụng tóc
Sự phát triển của tóc đặc biệt bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết. Do đó, mất cân bằng nội tiết tố do giấc ngủ không chất lượng có thể gây ra rụng tóc.
Xem thêm : Phương trình điện li của Mg(OH)2
Thông thường, một người trưởng thành cần ngủ khoảng 7- 9 giờ mỗi ngày để cơ thể sản sinh đủ lượng hormone melatonin nhằm duy trì sự cân bằng của các hormon khác trong cơ thể. Nghiên cứu thực hiện trên nhóm 40 phụ nữ bị rụng tóc, trong đó cho 20 phụ nữ dùng melatonin và 20 phụ nữ dùng giả dược. Chỉ trong vòng 6 tháng, nhóm dùng melatonin đã ghi nhận tóc mọc dài và nhanh hơn, nhóm còn lại thì không đáng kể. Do vậy, người ta nhận định melatonin tự nhiên do giấc ngủ sinh ra có vai trò đối với sự phát triển của tóc.
mất ngủ gây rối loạn hormone
Chất lượng giấc ngủ kém có thể làm đảo lộn sự cân bằng hormone trong cơ thể và gây ra rụng tóc.
Sự hiện diện của hàm lượng melatonin trong cơ thể còn tạo ra môi trường thích hợp để tóc phát triển khỏe mạnh bằng cách giảm các gốc tự do phá hủy các nang tóc. Tuy nhiên, quá nhiều hoặc quá ít melatonin đều không tốt. Khi lượng melatonin sản sinh không đủ do cơ thể ngủ không đủ giấc, DHT cũng được nhanh chóng được sinh ra. Điều này dẫn đến việc các nang tóc bị co lại, từ đó giảm chất lượng và số lượng tóc theo thời gian.
- Bị căng thẳng mệt mỏi gây rụng tóc
Thiếu ngủ dẫn đến giải phóng Cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Hormone này có liên quan đến việc tăng mức độ rụng tóc và các bệnh nguy hiểm khác. Ngược lại, khi ngủ đủ giấc, nồng độ cortisol sẽ được phục hồi về mức bình thường, cơ thể ổn định và chu kỳ phát triển của tóc bình thường trở lại.
Cách khắc phục tình trạng thức khuya rụng tóc
Đối với người thức khuya vì chơi game, tham công tiếc việc hay bận bịu con cái… tình trạng rụng tóc có thể được phục hồi nếu mỗi người thực hiện một số biện pháp như:
Duy trì một thói quen ngủ khoa học: Bạn nên ngủ sớm, thiết lập thời khóa biểu cho giấc ngủ (đi ngủ và thức dậy theo giờ cố định) sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và tác động tích cực đến sự tăng sinh tế bào mầm tóc nằm ở các nang tóc.
Xem thêm : Các app ngân hàng đăng ký online dưới 18 tuổi hot hiện nay
Giữ không gian tối và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử: Một nghiên cứu cho thấy, bóng tối kích thích cơ thể tiết melatonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nên tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop 2 giờ trước khi đi ngủ… để có giấc ngủ ngon hơn.
Sẽ dễ ngủ hơn nếu xung quanh bạn yên tĩnh. Do đó, hãy chủ động tạo môi trường yên lặng bằng việc thêm cách âm cho căn phòng của bạn hoặc đóng kín cửa để có một giấc ngủ ngon.
Một chiếc giường êm ái và một chiếc gối có vỏ gối mềm mại là điều cần thiết để nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.
Nên tránh uống rượu bia trước khi đi ngủ.
Không đi ngủ khi ăn quá no, tốt nhất là ăn cách 2-3 giờ trước khi ngủ.
Giảm căng thẳng, tiếp xúc với các thông tin tích cực để giữ tinh thần thoải mái hơn. Song song đó là thực hiện các bài tập thở và yoga để thư giãn và làm dịu tâm trạng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp