Trứng gà giả
- Review Toner Mamonde rau diếp cá: nhẹ nhàng chăm sóc làn da dầu mụn
- Tác hại của Baking Soda: Bạn đã biết chưa?
- Trọng lượng là gì? Đơn vị đo và công thức tính trọng lượng
- Nữ Bính Tý – 1996 hợp với tuổi nào để kết hôn?
- Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng, bổ sung, phát triển ở Việt Nam
Ngay cả món thực phẩm quen thuộc và đơn giản nhất trong đời sống như trứng gà cũng bị làm giả ở Trung Quốc. Loại trứng này đã xuất hiện trên thị trường, có vẻ ngoài giống hệt trứng thật. Vỏ trứng làm từ canxi cacbonat, lòng trắng trứng gồm thành phầm chứa tinh bột, nhựa và chất làm đông, còn lòng đỏ có các phụ gia. Khi luộc chín, trứng gà giả ném xuống đất giống như quả bóng cao su.
Bạn đang xem: 10 thực phẩm Trung Quốc được làm giả nhiều nhất, Việt Nam mình tiêu thụ đến 9 loại
Gạo giả
Ảnh minh họa
Loại lương thực này được làm giả từ loại vật liệu tương tự như nhựa. Chúng làm bằng bột khoai tây với loại nhựa công nghiệp tổng hợp có thể gây chết người. Theo báo cáo, loại gạo này sau khi nấu chín vẫn rất khó tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các chuyên gia cho hay, ăn ba bát gạo giả thậm chí tương đương với việc tiêu hóa một túi nhựa.
Thịt bò giả
Tại Trung Quốc, thịt lợn có số lượng dồi dào và giá thành rẻ. Một số nhà cung cấp thậm chí đã “biến hóa” tài tình thịt lợn thành thịt bò nhờ ngâm tẩm hóa chất. Tất cả được thực hiện trong quá trình kéo dài khoảng 90 phút. Theo các bác sỹ, loại thịt này sẽ khiến người tiêu dùng ngộ độc, thậm chí gây ung thư.
Xem thêm : Số 78 có ý nghĩa gì? Phân tích chi tiết cặp số mang đến nhiều lộc cho người sở hữu
Thịt cừu giả
Thịt cừu giả từng xuất hiện trên thị trường Trung Quốc. Cảnh sát nước này đã bắt giữ hơn 900 người, tịch thu khoảng 20.000 tấn thịt cừu giả chỉ trong vòng 3 tháng. Theo báo cáo, mức độ E.Coli trong thịt cừu giả “vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn nghiêm trọng”.
Rượu giả
Theo truyền hình trung ương Trung Quốc, một nửa số rượu bán trên thị trường Trung Quốc là giả, dễ làm giả nhất là các loại rượu vang. Phổ biến nhất là cách thu mua vỏ các chai rượu đắt tiền rồi đổ đầy những loại rượu rẻ tiền vào. Giá trị những phi vụ làm giả rượu vang lên tới hàng chục triệu USD. Riêng trong năm 2012, cảnh sát đã bắt tới 350 vụ làm rượu vang giả ở Thượng Hải.
Bún, phở, mỳ giả
Người ta đã sử dụng gạo hỏng, kém chất lượng trộn cùng các chất phụ gia có khả năng gây ung thư như sulfur dioxide đề làm ra các sản phẩm bún phở- những món ăn thông dụng của người châu Á. Một số nơi còn làm bún, phở từ tinh bột như bột ngô và không thể thiếu các hóa chất tạo mùi, tẩy trắng khác. Trong các cuộc điều tra, khi người ta cho lợn ăn các loại bún, phở giả này, những chú lợn đã mắc một số bệnh như yếu cơ.
Nước đóng chai cũng có hàng “fake”
Từ năm 2002, cảnh sát Trung Quốc đã phát hiện ra hàng loạt các vụ sản xuất nước đóng chai được làm giả. Chi phí sản xuất ra một chai nước giả chỉ 3 NDT trong khi nó được bán với giá lên tới 10 NDT. Lợi nhuận quá lớn làm xuất hiện rất nhiều những người sẵn sàng mạo hiểm sản xuất ra nước đóng chai không đảm bảo chất lượng.
Qua điều tra người ta đã phát hiện ra các loại vi khuẩn như e-coli hay nấm có hại cho sức khỏe trong những chai nước trôi nổi trên thị trường. Đó là những chai nước được làm từ nước máy hay cả từ những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sinh hoạt.
Mật ong giả
Mật ong giả từng bị phát hiện tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Trong quá trình điều tra, hai loại mật ong được làm giả nhiều nhất, một loại là hỗn hợp của mật ong thật với si rô, củ cải đường và rất khó phân biệt. Loại kia làm từ hỗn hợp của đường phèn, nước và chất tạo màu. Một lít mật ong thật chỉ mất khoảng 10 tệ (1.6 USD), trong khi đó, giá bán trên thị trường là 60 tệ (9.5 USD).
Đậu Hà Lan giả
Đậu Hà Lan giả được làm từ đậu nành với thuốc nhuộm xanh lá cây và sodium metabisulfite (một chất hóa học được sử dụng như các chất tẩy và chất bảo quản). Loại thuốc nhuộm này bị cấm dùng trong thực phẩm vì gây ung thư, ức chế cơ thể hấp thụ canxi tự nhiên.
Nhân sâm giả
Nhân sâm là cây thuốc phổ biến, được dùng như loại thuốc bổ ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua. Là mặt hàng có giá thành đắt đỏ nên nhiều nhà bán lẻ tìm cách để kiếm lợi nhuận. Nhân sâm giả được tạo ra bằng đun chúng với đường. Bởi vậy, loại giả này chứa tới 70% lượng đường, trong khi nhân sâm thật chí có lượng đường khoảng 20%.
Theo Khỏe và Đẹp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp