Tác dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Cyclogest 400mg

Để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc trầm cảm sau khi sinh, có thể lựa chọn 1 trong 2 cách đặt thuốc (trong âm đạo hoặc hậu môn) tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, trong trường hợp đang sử dụng bao cao su latex hoặc mũ tránh thai thì nên dùng đường đặt hậu môn để tránh hiện tượng thuốc ảnh hưởng đến các hàng rào bảo vệ này. Tương tự, nên sử dụng đặt hậu môn nếu bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu tái phát hoặc mới sinh con. Ngược lại, nếu bị viêm ruột (viêm đại tràng) hoặc bất kỳ vấn đề nào trong việc kiểm soát nhu động ruột thì nên sử dụng đường đặt âm đạo.

3. Khi nào không nên sử dụng Cyclogest?

Những đối tượng sau đây không nên sử dụng Cyclogest?

  • Phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường mà chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
  • Phụ nữ mắc chứng rối loạn máu di truyền hiếm gặp gọi là rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Có bệnh lý gan nặng.
  • Có khối u nhạy cảm với progesterone đã biết hoặc nghi ngờ, chẳng hạn như ung thư vú hoặc ung thư liên quan đến đường sinh dục.
  • Phụ nữ bị viêm tĩnh mạch do cục máu đông chẳng hạn như ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc trong phổi (thuyên tắc phổi), phụ nữ đã từng bị đau tim hoặc đột quỵ.

Các trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cyclogest là phụ nữ có nguy cơ cao bị cục máu đông trong mạch máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan/thận, động kinh, hen suyễn, đau nửa đầu. Progesterone bài xuất vào sữa mẹ, do đó, chị em phụ nữ không nên sử dụng thuốc khi đang cho con bú.

4. Cyclogest có tác dụng phụ nào?

Sau đây là một số tác dụng phụ được biết là có liên quan đến Cyclogest (điều này không có nghĩa là tất cả những người sử dụng thuốc này sẽ gặp phải):

  • Thường xảy ra: Buồn ngủ, đau bụng hoặc khó chịu đường tiêu hóa, đau vú, nóng bừng mặt, táo bón và mệt mỏi (khi được sử dụng trong hỗ trợ thụ thai).
  • Có thể xảy ra: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng chất nhờn từ âm đạo hoặc hậu môn, đau âm đạo, đau vị trí đặt, tiêu chảy và đầy hơi với đường đặt hậu môn.