Đại học tư thục là gì? Phân biệt trường dân lập và tư thục

Đại học tư thục là gì? Công lập là gì?

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã có những nhận định liên quan đến sự khác biệt giữa trường đại học công lập và đại học tư thục là gì, cụ thể:

  • Trường công được định nghĩa là trường “do chính phủ hoặc cơ quan giáo dục công trực tiếp kiểm soát và quản lý, hoặc do cơ quan chính phủ, hoặc do một tổ chức lãnh đạo (hội đồng, ban…) trực tiếp kiểm soát và quản lý, trong đó đa số thành viên của tổ chức đó là được bổ nhiệm hoặc tin tưởng bởi chính phủ.”

  • Trường tư thục được định nghĩa là trường “do một tổ chức phi chính phủ (như công ty, xí nghiệp) kiểm soát và quản lý mà đa số thành viên ban lãnh đạo là do các tổ chức tư nhân bổ nhiệm”. Như vậy, theo OECD sự khác biệt giữa trường công và trường tư nằm ở chủ thể quản lý và cơ chế quản lý dẫn đến hình thành các đội ngũ quản trị khác nhau.

Ở Việt Nam, khái niệm trường công lập và đại học tư thục là gì được thể hiện tại điểm a, b khoản 2 điều 7 chương I Luật Giáo dục đại học năm 2012, cụ thể:

a. “Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước đầu tư xây dựng”;

b. “Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, cá nhân do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, cá nhân đầu tư xây dựng.”

Vậy câu trả lời cho “đại học tư thục là gì?” ở Việt Nam nằm ở sự khác biệt giữa đơn vị sở hữu, dẫn đến định hướng chính sách là phân biệt rõ trường tư vì lợi nhuận. Điều này cho thấy, nhận thức của thế giới về sự phân biệt trường công và trường tư chủ yếu dựa trên cơ cấu quản trị, trong khi nhận thức của Việt Nam chủ yếu dựa trên quyền sở hữu. Đây là điểm khác biệt đáng kể trong hệ thống giáo dục của Việt Nam so với phần còn lại của thế giới.

dai-hoc-tu-thuc-la-gi
Đại học tư thục là gì? Công lập là gì?

Phân loại các trường đại học tư thục

Đại học tư thục là gì? Đại học tư thục là một trong hai loại hình cơ sở giáo dục đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học năm 2018. Theo quy định của luật, cơ sở giáo dục đại học bao gồm cả trường đại học công lập và trường tư thục. Trong khi các trường đại học công lập được tài trợ và vận hành bởi Nhà nước và được coi là đại diện chủ sở hữu, thì các trường đại học tư thục được tài trợ và vận hành bởi các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài.

Sau khi biết được đại học tư thục là gì, ta dễ dàng nhận thấy các trường đại học tư thục có thể hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Tuy nhiên, cả về định nghĩa pháp lý và thực tiễn, không có định nghĩa trực tiếp nào cho “trường đại học tư thục vì lợi nhuận”. Thuật ngữ thường được sử dụng trong luật giáo dục đại học chỉ đơn giản là “các trường đại học tư thục”. Tương tự, cụm từ “đại học tư thục vì lợi nhuận” chỉ xuất hiện khi có sự so sánh với “đại học tư thục phi lợi nhuận”.

Trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học được nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận và không thoái vốn. Các nhà đầu tư của các trường đại học này không nhận được cổ tức; thay vào đó, lợi nhuận tích lũy hàng năm được sở hữu chung và được sử dụng để tiếp tục đầu tư và phát triển trường đại học.

dai-hoc-tu-thuc-la-gi-phan-loai
Phân loại các trường đại học tư thục

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục là gì? Quy định về tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục hoạt động bao gồm các quy định sau được quy định tại quyết định của THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 14/2005/QĐ-TTg QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục có viết:

Quản lý nhà nước đối với trường đại học tư thục:

1. Trường đại học tư thục chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở.

2. Cơ quan quản lý trực tiếp các trường đại học tư thục là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm vụ của trường đại học tư thục:

1. Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội, có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác; có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

3. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định.

5. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.

6. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài sản theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo.

9. Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học tư thục:

Trường đại học tư thục được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học của Nhà nước.

2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh; tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của luật pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và việc làm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.

4. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; đăng ký, tham gia tuyển chọn ký kết và thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; góp phần xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của trường.

6. Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của trường; tài trợ cho các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với con, em gia đình thuộc diện chính sách, các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện.

7. Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất; được thuê đất, vay vốn và được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên; thành lập và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị dịch vụ và các doanh nghiệp của trường theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai, trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính.

10. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.

dai-hoc-tu-thuc-la-gi-quy-che
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục

Trường công lập và trường tư thục khác nhau ở điểm gì?

Chúng ta thường có nhiều câu hỏi khi tìm hiểu Đại học tư thục là gì? và điểm khác nhau giữa trường công lập và trường tư thục là gì? hoặc Đại học tư thục là gì, khác nhau như về giáo dục và cơ sở vật chất so với trường công lập như thế nào. Để giải đáp các thắc mắc trên chúng ta có thể tìm hiểu một số yếu tố quan trọng sau:

Về mặt cơ sở vật chất và kỹ thuật của đại học tư thục là gì:

Về cơ sở vật chất và kỹ thuật, các trường tư thục có xu hướng hiện đại và được trang bị tốt hơn các trường công lập. Điều này là do các trường tư thục dựa vào nguồn đầu tư của tư nhân, cho phép các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định về cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, cũng như mở rộng lớp học hoặc sân trường.

Mặt khác, các trường công lập phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ của chính phủ, có nghĩa là quá trình xin quỹ để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và các cải tiến khác phải trải qua nhiều bước phê duyệt và cần có sự đồng ý của cơ quan cấp trên.

Về Chương trình đào tạo của đại học tư thục là gì:

Để tăng sự quan tâm và thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh, các trường Tư thục sẽ có sự đa dạng trong chương trình đào tạo và học tập, hướng đến trải nghiệm thực tế và thực tế hơn so với trường Công lập.

Trong khi đó, các trường Công lập thường theo phương pháp giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, chương trình đào tạo tại các trường Công lập cũng đã có nhiều đổi mới, mang đến cho học sinh nhiều sự lựa chọn hơn, không còn đặt nặng kiến thức văn hóa mà cân bằng giữa việc học với thực hành.

dai-hoc-tu-thuc-la-gi-uu-diem
Trường công lập và trường tư thục khác nhau ở điểm gì?

Nên cho con theo học trường công lập hay trường tư thục?

Dựa trên sự so sánh giữa trường công lập và trường tư thục như đã đề cập ở trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng cả hai loại trường này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của các trường công lập là mức học phí vừa phải, ổn định, phù hợp với túi tiền của đại đa số học sinh. Ngoài ra, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể được hưởng lợi từ các chính sách miễn, giảm học phí.

Ngược lại, trường tư thục có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tốt hơn, chương trình học mang tính ứng dụng thực tiễn cao hơn, điều kiện học tập tốt hơn. Họ cung cấp quyền truy cập vào giáo dục chất lượng cao hơn. Thậm chí, một số trường còn mời giáo viên nước ngoài và hợp tác với các trường đại học nước ngoài để giúp học sinh nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tiếp xúc với nền giáo dục quốc tế. Tuy nhiên, mức học phí của các trường tư thục cao hơn nhiều so với trường công lập.

Sau khi theo dõi bài viết trên, phụ huynh và học sinh cần cân nhắc ưu nhược điểm của cả hai loại hình trên, cũng như khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn trường học phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chọn nghề – chọn trường của Tiếp thị và Gia đình để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành nghề phù hợp với bạn nhé!