Thủy ngân là kim loại hay phi kim? Thủy ngân có phải là kim loại không? Thủy ngân có độc tính không là một trong những thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu kỹ hơn về thủy ngân nhé!
Thủy ngân là kim loại hay phi kim?
Thủy ngân có ký hiệu hóa học là (Hg) được biết đến là một trong những kim loại nặng nhất hiện nay. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là 38,9 độ C và nhiệt độ sôi là 357 độ C.
Bạn đang xem: Thủy ngân là kim loại hay phi kim? Chúng có độc không?
Đây cũng là kim loại duy nhất trong bảng tuần hoàn hóa học tồn tại dưới dạng lỏng khi ở nhiệt độ phòng. Như vậy có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng thủy ngân là kim loại chứ không phải phi kim.
Trong môi trường tự nhiên thủy ngân có thể tồn tại ở 3 dạng chính là: Dạng nguyên tố kim loại, dạng vô cơ và dạng hữu cơ. Độc tính của thủy ngân ở các trạng thái khác nhau cũng sẽ khác nhau.
Người ta tìm thấy thủy ngân tự nhiên ở bên trong của lớp vỏ Trái Đất. Thủy ngân được đưa ra bề mặt của Trái Đất qua các hoạt động của núi lửa hay việc khai thác của con người và quá trình phong hóa đá.
Trong đó thì những hoạt động của con người mới là nguyên nhân khiến cho thủy ngân thải ra môi trường ngày càng nhiều. Các hoạt động từ nhà máy nhiệt điện, lò than hay các chất thải và những hậu quả do việc khai thác mỏ thủy ngân… Đã khiến cho môi trường của chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm:
- Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và bí ẩn dòng sông thủy ngân cực độc
- Vàng sa khoáng là gì? Cách nhận biết vàng sa khoáng như thế nào?
Đặc tính của thủy ngân
Xem thêm : Mùng 2, 3, 4, 5, 6 Tết 2022 là ngày mấy Dương lịch, tốt hay xấu?
Thủy ngân hay Hg như đã nhắc ở phần trên là một kim loại có ánh bạc, thuộc nhóm kim loại nặng, có nhiệt nóng chảy là 39 độ C, trọng lượng của nguyên tố này là 13.5g/cm3 ở 25 độ C. Thủy ngân có khả năng kết hợp được với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, bạc… Để tạo thành hợp kim (gọi là amalgam).
Đặc tính của thủy ngân là rất dễ bay hơi, đây là kim loại không có màu, không mùi. Thủy ngân ở thể lỏng khi đổ ra sẽ phân tách thành các hạt nhỏ và di chuyển ra rất rộng. Thủy ngân trong điều kiện có gió sẽ có khả năng bốc hơi rất nhanh. Nếu như nhiệt độ tăng 10 độ C thì tốc độ bay hơi của nguyên tố này sẽ tăng nhanh gấp đôi.
Thủy ngân phản ứng với các axit có tính oxy hóa như là: Axit sunfuric đậm đặc hay axit nitric hoặc nước cường toan (đây là hợp chất có tính có tính ăn mòn rất mạnh). Tương tự với đặc tính của bạc, thủy ngân có khả năng phản ứng với khí Hydro Sulfua (H2S) ở trong khí quyển.
Thủy ngân là kim loại có khả năng hòa tan nhiều kim loại khác để tạo thành các hợp kim trừ sắt. Do đặc tính này mà người ta đã ứng dụng để bảo quản và đựng thủy ngân trong các hộp bằng sắt.
Thủy ngân nguyên tố chính là dạng tồn tại phổ biến nhất của kim loại này trong không khí. Tuy nhiên trong môi trường nước thủy ngân tồn tại ở dạng hữu cơ có tên là methyl và chất này độc hơn rất nhiều so với thủy ngân dạng vô cơ.
Thủy ngân có độc không?
Thủy ngân dù tồn tại ở dạng nào thì đều có độc tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Theo như tổ chức y tế Thế Giới WHO cho biết kim loại này nằm trong top 10 nhóm hóa chất độc nhất hành tinh.
Ảnh hưởng đến con người
Thủy ngân dù tồn tại ở dạng nguyên tố, hợp chất hay là muối thì đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi cơ thể chúng ta không may tiếp xúc hoặc là hít thở phải thủy ngân sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến não và gan, thậm chí gây tử vong.
Xem thêm : Nên bổ sung sữa Ensure vào lúc nào để đạt hiệu quả tốt nhất
Thủy ngân rất dễ tiếp xúc qua da, hệ hô hấp và thông qua cả đường ăn uống của con người. Những hợp chất hữu cơ của kim loại này được đánh giá là độc hơn các hợp chất vô cơ của nó. Đặc biệt độc nhất là dạng hợp chất metyl thủy ngân, chỉ cần một giọt nhỏ thôi là đã có thể lấy mạng của bạn.
Khi không may tiếp xúc phải thủy ngân hệ thần kinh trung ương của chúng ta sẽ nhanh chóng bị tê liệt, nội tiết bị rối loạn điều này làm ảnh hưởng tới miệng, hàm và cả cơ mặt. Hít phải thủy ngân có thể gây suy hô hấp, suy gan, suy tim, tử vong và gây dị tật bẩn sinh nếu phụ nữ có thai không may hít phải.
Tiếp xúc lâu ngày với thủy ngân có thể gây ra các tình trạng như run mí, rối loạn về thị giác và có khả năng dẫn đến mù lòa. Thủy ngân cũng được xếp vào một trong những nguyên nhân gây ung thư và biến đổi gen.
Ảnh hưởng đến môi trường
Như đã biết thủy ngân rất khó phân hủy trong môi trường và tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường. Thủy ngân khi thải ra môi trường sẽ kết hợp với các chất khác để tạo thành hợp chất phức tạp của nó và gây độc cho môi trường đất, nước, không khí.
Hợp chất của thủy ngân có trong nước và đất ẩm là vô cùng độc có thể làm chết động thực vật sống quanh nó. Thủy ngân cũng được xem là chất gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính hiện nay. Do vậy cần có biện pháp hạn chế việc giải phóng thủy ngân ra môi trường sống để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ Trái Đất khỏi biến đổi khí hậu hiện nay.
Qua bài viết ngày hôm nay Thongtinkythuat.com hy vọng bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi “thủy ngân là kim loại hay phi kim và chúng có độc không?”. Đồng thời giúp bạn hiểu được những nguy hiểm của kim loại này đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sống của chúng ta.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp