Nên rút chân nhang thần tài vào ngày nào chuẩn nhất?

Rất nhiều gia đình vẫn chưa biết, việc rút chân nhang Thần Tài cần phải lựa chọn ngày lành để mọi việc thuận lợi. Vậy nên rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào là tốt nhất? Phù hợp phong thủy nhất? Hãy cùng Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ giải đáp câu hỏi này ngay sau đây.

>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sắp xếp bàn thờ gia tiên đơn giản, nhanh chóng

1. Rút chân nhang thần tài vào ngày nào?

Thông thường, thời điểm thích hợp nhất để rút chân nhang là ngày 23 tháng chạp hàng năm. Thời điểm này là khoảng kết thúc cuối năm, kết thúc một năm cũ vừa qua nên cần phải bốc lại bát hương mới. Người Việt từ xưa đến nay vô cùng quan trọng lễ nghi, nhất là các lễ cúng hoặc nghi thức liên quan đến thần linh, do đó, ngày để rút chân nhang cần phải lựa chọn “ngày lành tháng tốt” để thực hiện.

Chân nhang sau 1 năm cần làm lễ rút
Cần chọn thời điểm thích hợp để rút chân nhang

2. Chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa có được rút không?

Nếu gia đình chỉ thờ Thần Tài, việc rút chân nhang hàng năm vô cùng cần thiết. Nhưng ngày nay, Thần Tài và Thổ địa thường được thờ cùng một nơi. Nhiều gia đình thắc mắc chân nhang bàn thờ Thần Tài và ông Địa có được rút hay không?

Câu trả lời là có. Tại một số địa phương, chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa vẫn cần phải rút hàng năm. Thời gian rút cũng tương tự đối với nơi chỉ thờ cúng Thần Tài. Ngoài ra, trước khi rút, gia đình cũng cần phải chuẩn bị một số lễ cúng chu đáo.

Ngày rút chân nhang
Ngày rút chân nhang Thần Tài cần phải chọn lựa kỹ càng

>>>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương cần biết kẻo gặp đại họa

3. Hướng dẫn tỉa chân nhang bát hương thần tài đúng chuẩn

Khi tỉa chân nhang bát hương Thần Tài, gia đình cần làm theo trình tự như sau để không phạm phải điều kiêng kỵ:

  • Bước 1: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mở hết các cửa trong nhà. Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, bao gồm nhang đèn, hoa quả, giấy cúng, gạo, muối. Gia chủ có thể dùng củ gừng còn nguyên vỏ, rửa sạch và giã nát rồi đổ vào rượu. Dùng nước rượu gừng ngấm vào khăn để dọn dẹp khu vực bàn thờ.
  • Bước 2: Thắp 1 nén nhang lên bàn thờ và khấn xin phép thần linh, tổ tiên “cho phép” việc rút chân nhang.
  • Bước 3: Hạ đồ cúng xuống sau khi nhang tàn. Đặt một cái bàn to và sạch, phủ một lớp vải hoặc giấy đỏ cạnh bàn thờ để đặt toàn bộ đồ cúng xuống. Gia chủ bắt đầu lau khu vực thờ cúng bằng rượu gừng, nên lau từng cái một, không được kẹp đồ cúng vào chân mà cần phải hết sức cẩn thận.
  • Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân nhang. Đầu tiên, gia chủ cần rửa tay bằng rượu gừng, một tay giữ bát hương, tay kia lau sạch bụi bẩn. Sau đó, dùng 2 tay tỉa từng chân nhang cho đến khi chỉ còn số lẻ (nên để lại khoảng 5 chân nhang).
  • Bước 5: Đặt các đồ cúng về vị trí cũ, thay nước lọ hoa và chun gạo muối. Khấn xin thần linh, tổ tiên là đã dọn dẹp xong.
Các bước rút chân nhang
Quy trình rút chân nhang phải do gia chủ thực hiện

4. Lưu ý khi nào rút chân nhang thần tài

Vào ngày rút chân hương Thần Tài, gia chủ cũng cần lưu ý tránh một số điều kiêng kỵ, chẳng hạn như:

  • Người rút chân nhang phải là gia chủ căn nhà (thường là người lớn tuổi nhất).
  • Không thuê người ngoài để rút chân nhang vì dễ ảnh hưởng đến tài vận gia đình.
  • Phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi rút chân nhang.
  • Khi rút chân nhang vừa xong, các đồ cúng như lọ hoa, chén đựng rượu, gạo phải đặt lại vị trí cũ. Tượng Thần Tài cần phải được nạp Cốt thất bảo để hội tụ linh khí, phần này gia đình có thể nhờ thầy cúng hỗ trợ.
  • Khi làm lễ, chỉ dùng tiền giấy, không dùng tiền thật.
  • Táo quân phù chỉ nên dán từ ngày 30 tết đến mùng 5.
Rút chân nhang cần thận trọng
Gia chủ cần lưu ý một số điều để không phạm điều kiêng

>>>> Xem thêm: Bàn thờ thiên là gì? Ý nghĩa là cách lập bàn thờ cúng ngoài trời

5. Ngày rút chân hương thần tài hợp phong thủy

Thời điểm rút chân hương Thần Tài hợp phong thủy nhất là vào 23 tháng Chạp, rằm tháng 7 hoặc vào ngày Vía Thần Tài. Những ngày này là lúc “đổi mới”, hấp thu linh khí đất trời để công việc, tiền tài phát triển.

Theo nhiều thầy phong thủy, ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo về trời, không còn ở nhà nữa. Vì thế, gia chủ rút nhang vào sáng sớm là thời điểm “xin phép” tốt nhất vì nhỡ làm sai, thần linh cũng không mấy để ý đến.

6. Chuẩn bị những gì cho lễ bốc bát hương Thần Tài?

Gia đình khi chuẩn bị lễ bốc bát hương Thần Tài, cần chuẩn bị chu đáo về đồ lễ thờ cúng, cốt bát hương và văn khấn.

6.1 Đồ lễ thờ cúng

Đồ lễ thờ cúng gia đình cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bình hoa cúc tươi.
  • Mâm ngũ quả.
  • 3 lá trầu, 3 quả cau.
  • Đĩa bánh kẹo đã bóc sẵn.
  • 1 đĩa xôi trắng, 2 chén chè ngọt, 5 cái bánh bao.
  • 1 chén gạo, 1 chén muối.
  • 1 chén trà, 1 chén nước, 1 chén rượu.
  • Mâm cỗ chay hoặc bộ tam sênh.
  • 1 bao thuốc lá.

Nếu gia đình dư dả hơn, có thể chuẩn bị thêm:

  • 1 cây vàng ngũ phương.
  • 1 cây vàng hoa đỏ.
  • 1 bộ áo quần mũ ngựa thần linh đỏ.
  • 3 – 5 đinh tiền lễ.
Đồ lễ cúng bàn thờ Thần Tài
Đồ lễ cúng ngày rút chân nhang phải chuẩn bị đầy đủ

6.2 Chuẩn bị cốt bát hương Thần Tài

Cốt bát hương mới cần có các thành phần sau:

  • Tro bát hương: dùng tro cơm nếp hoặc tro trấu.
  • Cốt bát hương: Gồm giấy dị hiệu, gạo vàng, ngũ vị hương, cốt thất bảo, tro nếp, rượu trắng.
  • Giấy dị hiệu: In bằng giấy vàng, chữ tượng hình màu đỏ.
  • Gạo vàng Thần Tài: Để bao sái, chân tự cho bát nhang.
  • Cốt thất bảo: Gồm Thiết Vàng, Thiết Bạc, San Hô Đỏ, Phỉ Thúy, Ngọc Bích, Hổ Phách.

6.3 Văn khấn

Văn khấn trước khi rút chân nhang

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại địa chỉ:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ….. tại……

Hôm nay là ngày …tháng… năm… con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới để cho bàn thờ sạch sẽ cho việc thờ cúng được thanh tịnh, trang nghiêm, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Văn khấn sau khi rút nhang

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại địa chỉ:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ …… tại……

Hôm nay là ngày …tháng…năm…, con đã thực hiện xong việc bao sái, rút chân nhang bàn thờ Thần Tài. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết liên quan:

  • Bàn thờ gia tiên gồm những gì? Hướng dẫn cách bày trí chi tiết
  • Có nên cắm hoa ly trên bàn thờ gia tiên không?

Trên đây là giải đáp từ Tinh Hoa Đá Mỹ Nghệ cho câu hỏi “rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào?”. Hy vọng với những kiến thức về tâm linh ở trên, gia đình có thể chọn ngày lành tháng tốt để rút chân nhang và không phạm phải điều kiêng kỵ, chuẩn bị một năm mới phát tài phát lộc.