Tiền là một vật quan trọng và cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, trao đổi mua bán của con người. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang lưu hành và sử dụng 12 mệnh giá khác nhau bao gồm cả tiền giấy và tiền Polymer. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tiền Việt Nam in ở đâu và bao gồm những quy trình như thế nào? Bài viết dưới đây, 3Gang sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
- Cách Làm Mặt Nạ Yến Mạch Sữa Tươi Cho Làn Da Sáng Khỏe
- Phá thai bằng thuốc bao lâu thì hết ra máu? Cần lưu ý những gì?
- Có nên sử dụng nhang đuổi muỗi Thái Lan không?
- Cà phê đen bao nhiêu calo? Lợi ích khi uống cafe đen đúng cách
- Family Health Service – Không Xác Định Được Các Tế Bào Vảy Không Điển Hình (ASCUS)
Đồng tiền Việt Nam ra đời như thế nào?
Đồng tiền Việt Nam in ở đâu còn phụ thuộc vào từng thời kỳ và quá trình lịch sử của đất nước ta. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đất nước Việt Nam đã chính thức có quyền tự do dân chủ và thành lập với tên gọi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Từ đó đồng tiền Việt Nam đã chính thức được in ấn và lưu hành trên toàn quốc nhằm đánh dấu và khẳng định chủ quyền của đất nước. Đồng tiền giấy bắt đầu được lưu hành từ ngày 30 tháng 11 năm 1946.
Bạn đang xem: Tiền Việt Nam in ở đâu?
Trong thời kỳ này, các tỉnh liên khu năm bao gồm tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên mới được phép in và phát hành Tín phiếu ngang giá và được sử dụng như tiền tài chính. Ở khu vực Nam Bộ lưu hành đồng tiền Nam Bộ, phiếu tiếu tế, tín phiếu.
Đến ngày 5/6/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Từ đó, đồng tiền Việt Nam đã được chính thức do ngân hàng in ấn và phát hành.
Vào năm 1976 khi đất nước ta được thống nhất, chính phủ đã ra quyết định thống nhất tiền tệ. Ngày 25/4/1978 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức trở thành đơn vị in ấn và phát hành hệ thống tiền tệ với quốc hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tiền Việt Nam in ở đâu?
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ in ấn và phát hành đồng tiền của đất nước ta, tuy nhiên tiền được in ở đâu thì không phải ai cũng biết. Hiện tại, nhà máy in tiền của Việt Nam được đặt tại đường Phạm Văn Đồng – Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – Thủ đô Hà Nội.
Để có thể sản xuất ra được đồng tiền giấy và tiền Polymer, nhà máy in tiền cần được trang bị nhiều máy móc, công nghệ hiện đại, chất liệu tốt để đảm bảo được thời gian lưu giữ lâu dài thì mới đem lại giá trị của đồng tiền.
Tiền Việt Nam được in từ chất liệu gì?
Hiện nay, đồng tiền Việt Nam được sử dụng với hai loại chất liệu đó là tiền Polymer và tiền giấy. Tùy vào từng loại giấy và độ bền và đặc tính của chúng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Tiền in bằng chất liệu giấy: Giấy để in ra tiền Việt Nam được làm từ Cotton (chiếm 80%) đôi khi có trộn thêm sợi bông hoặc sợi dệt để tăng khả năng chịu nước cùng với đó là nâng cao độ bền khi sử dụng.
– Tiền in bằng chất liệu Polymer: Loại tiền này được cấu tạo với 3 lớp đó là lớp phim, lớp giấy nến, lớp phủ mờ. Để có thể in tiền Polymer thì đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại mới đảm bảo được độ bền đẹp của đồng tiền quốc gia.
Đồng tiền Việt Nam in ở đâu đi chăng nữa thì chất liệu sản xuất phải tương đồng, hình mẫu sản phẩm phải đúng với bản gốc để có thể phân biệt được tiền thật và tiền giả một cách chính xác nhất.
Quy trình in tiền Việt Nam
Xem thêm : ỚT BỘT HÀN QUỐC (MỊN, CÁNH)
Sau khi biết được đồng tiền Việt Nam in ở đâu thì chắc hẳn nhiều người cũng băn khoăn không biết quy trình in tiền được diễn ra như thế nào? Tại Việt Nam việc in tiền cũng được thực hiện bài bản, có kế hoạch và được điều hành, giám sát chặt chẽ từ Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi xác định rõ đồng tiền Việt Nam in ở đâu thì việc in tiền cần phải được lập kế hoạch in tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Kế hoạch in cần rõ ràng về chất liệu, số lượng và mệnh giá của đồng tiền.
Để có thể in một tờ tiền phải trải qua rất nhiều công đoạn từ việc làm nóng chảy nhựa tổng hợp, tạp màng nhựa bóng hay cán thành phim rồi tiếp tục in hoa văn trên giấy nền… Tất cả quy trình được nhà máy thực hiện và chịu trách nhiệm. Đặc biệt, các mẫu in, mẫu thử, bản in gốc hay khuôn đúc phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trước thì mới được thực hiện chính thức.
Các mệnh giá tiền Việt Nam được sử dụng hiện nay
– Đồng tiền Polymer mang mệnh giá 10.000 VNĐ được phát hành vào ngày 15/8/2005. Kích thước 132mm x 60mm in cảnh khai thác dầu.
– Đồng tiền Polymer mang mệnh giá 20.000 VNĐ được phát hàng vào ngày 17/ 5/2006. Kích thước 136 mm x 65 mm in phong cảnh chùa.
– Đồng tiền Polymer mệnh giá 50.000 VNĐ được phát hành vào năm 2006. Kích thước 140 mm x 65 mm in hình phong cảnh Huế.
– Đồng tiền Polymer có mệnh giá 100.000 VNĐ được phát hành vào ngày 1/9/2004. Kích thước 144 mm x 65 mm in hình phong cảnh Văn Miếu.
– Đồng tiền Polymer với mệnh giá 200.000 VNĐ được phát hành vào ngày 30/8/2006. Kích thước 148 mm x 65 mm in hình phong cảnh Vịnh Hạ Long.
– Đồng tiền Polymer có mệnh giá 500.000 VNĐ được phát hành vào ngày 17/12/2003. Kích thước 152mm x 65 mm có in hình phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên.
Các mệnh giá được làm từ chất liệu giấy vẫn còn được lưu hành hiện nay là: 1.000 VNĐ, 2.000 VNĐ, 5.000 VNĐ. Tất cả đồng tiền Việt Nam đều có một mặt in ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tại sao nhà nước không in nhiều tiền?
Ngoài thắc mắc đồng tiền Việt Nam in ở đâu thì nhiều bạn cũng có câu hỏi tại sao nhà nước không in nhiều tiền? Có thể bạn chưa biết, nguyên tắc phát hành tiền Việt Nam là phải dựa vào cơ sở trữ kim làm đảm bảo và cơ sở đảm bảo bằng hàng hóa. Việc hạn chế phát hành và in ấn tiền tệ phụ thuộc vào những mục đích sau đây:
– Bảo vệ giá trị của đồng tiền tệ Việt Nam, tránh lạm phát, nâng cao giá trị của đồng tiền.
– Thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ có sử dụng tiền tệ làm trung gian, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày một ấm no và vững mạnh hơn.
– Việc in ấn và phát hành tiền có mức giới hạn về số lượng dựa vào các chính sách tiền tệ trong và ngoài nước.
Hướng dẫn cách nhận biết tiền thật và tiền giả
Một số mẹo giúp bạn có thể phân biệt được giữa tiền thật và tiền giả chính xác nhất:
– Soi tiền trước nguồn sáng để nhìn rõ hơn
– Dùng đồng tiền vò trong lòng bàn tay
– Vuốt nhẹ tờ tiền và tiến hành kiểm tra độ nhám trên bề mặt đồng tiền
– Kiểm tra phần cửa sổ trong suốt để nhận biết
– Dùng tay kéo phẳng đồng tiền rồi nghiêng qua nghiêng lại
Hiện nay trên thị trường đã có các loại máy đếm tiền, kiểm tra tiền giả một cách chính xác. Nếu bạn làm một công việc tiếp xúc nhiều với đồng tiền Việt Nam thì nên sở hữu một chiếc máy này để tránh nhầm lẫn trong các giao dịch.
Hy vọng với những thông tin mà 3Gang vừa cung cấp sẽ giúp quý vị giải đáp được câu hỏi tiền Việt Nam in ở đâu? Quy trình cũng như những chất liệu làm nên đồng tiền tệ của đất nước chúng ta. Tham khảo thêm các bài viết về “tiền” tại website 3Gang.vn của chúng tôi và đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp