Bạn đang tìm hiểu về điện trở cũng như tiêu chuẩn điện trở cách điện, vậy đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Mecsu.vn nhé. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về điện trở cách điện.
Điện trở cách điện là gì?
Điện trở cách điện được hiểu đơn giản là thông số đo được từ giữa vỏ và hai đầu dây ra của chính vật liệu cách điện đó. Khi thông số của điện trở càng lớn thì cho thấy độ an toàn khi sử dụng vật liệu cách điện cũng càng lớn và ngược lại.
Bạn đang xem: Điện trở là gì? Tiêu chuẩn điện trở cách điện (2022)
#1 Đồng hồ đo điện trở có công dụng gì?
- Đồng hồ đo điện trở giúp bạn đo đạc, đánh giá, kiểm tra các thiết bị điện sử dụng.
- Có vai trò rất lớn trong việc bảo trì hay sửa chữa các thiết bị điện.
- Giúp đánh giá các công trình lúc nghiệm thu.
#2 Có những cách nào để đo điện trở
Dưới dây là những cách đo điện trở thông dụng mà bạn có thể áp dụng:
2.1. Ghi tại chỗ
Đây được xem là phương pháp đơn giản nhất, bạn chỉ cần kết nối đồng hồ megomet với thiết bị cần kiểm tra rồi tiến hành điều chỉnh điện áp mong muốn trong một khoảng thời gian cố định nào đó (dao động từ 1 – 10 phút). Cuối cùng ghi điện trở cách điện hiện trên đồng hồ là xong.
Cách đo điện trở này chỉ thích hợp cho hệ thống điện nhỏ hoặc có điện dung không đáng kể.
2.2. Cách hấp thụ điện môi
Đây là cách đo điển trở trong vòng 10 phút. Ở phút đầu tiên bạn nên ghi lại kết quả đo mỗi 10 giây vì trong khoảng thời gian này dòng điện hấp thụ sẽ hoạt động mạnh nhất. Ở những phút tiếp theo bạn chỉ cần đo và ghi kết quá mỗi 1 phút.
Lúc xem kết quả bạn sẽ thấy đường đồ thị sẽ tăng từ từ trong suốt quá trình đo, chỉ có tăng nhanh ở lúc đầu. Cách đo này thích hợp cho những loại máy có động cơ motor quay lớn.
Lưu ý: Hai chỉ số bạn cần quan tâm đến trong cách đo này là PI (chỉ số phân cực) và DAR (tỉ lệ hấp thụ phân cực).
PI được tính = Tổng giá trị đo được trong 10 phút/ giá trị đo được trong 1 phút
DAR được tính = giá trị điện trở cách điện đo được trong 1 phút/ giá trọ điện trở cách điện đo được trong 30 giây
2.3. Cách đo tăng điện áp
Với cách này bạn sẽ sử dụng nhiều hạn mức điện áp khác nhau để kiểm tra và so sánh kết quả. Đầu tiên bạn hãy chọn một hạn mức điện áp cố định để kiểm tra rồi để sau đó một khoảng thời gian (1 phút) ghi lại kết quả đo. Tiếp tục tăng dần mức điện áp lên và thực hiện các thao tác tương tự khoảng 5 lần rồi lấy kết quả nhận xét.
#3 Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo điện trở
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải ngắt nguồn điện kết nối với thiết bị để đảm bảo an toàn. Lưu ý mang đồ bảo hộ và thực hiện đúng các biện pháp an toàn điện trước khi vào việc.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra số lượng thiết bị cần đo và đánh dấu các thiết bị có thể bị hư hỏng khi không phù hợp với hạn mức điện áp. Từ đó giúp bạn điểu chỉnh được hạn mức điện áp thích hợp.
Bước 3: Bạn phải xác định được vị trí để kết nối đồng hồ đo điện trở với thiết bị. Dưới đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn:
Động cơ điện xoay chiều
Máy phát điện và động cơ điện một chiều
Hệ thống tủ điện, bảng dây điện
Các thiết bị điện khác
Dây cáp viễn thông
Dây điện
Đường dây điện
Máy biến áp
Máy phát điện xoay chiều
Bước 4: Cuối cùng tiến hành đo và ghi lại kết quả.
#4 Một số loại đồng hồ điện trở cách điện nên dùng
Mecsu sẽ giới thiệu cho bạn một số loại đồng hồ điện trở cách điện nên dùng:
Đồng hồ Kyoritsu 3022
Đây là loại đồng hồ có phạm vi đo dải điện rộng và có độ chính xác cao. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng để kiểm tra điện trở, đo dòng điện áp,…
Đồng hồ Kyoritsu 3022 thích hợp sử dụng trong gia đình, công trường, trung tâm thương mại.
Đồng hồ Hioki IR4056-21
Đồng hồ Hioki IR4056-21 giúp kiểm tra, đánh giá độ cách điện cũng như có tính an toàn rất cao trong quá trình sử dụng.
Đồng hồ này còn có một số chức năng vượt trội khác như so sánh kết quả tự động, có đèn LED chiếu sáng và bảo vệ được thiết bị khi dòng điện quá tải (600VAC).
Tiêu chuẩn điện trở cách điện năm 2021
#1 Các quy định về đo điện trở
- U TB nhỏ hơn 600V, thì áp đo = 500 V DC
- U TB bằng 600V – 7000V, thì áp đo = 1000V DC
- U TB lớn hơn 7000 V, thì áp đo = 2500 VDC
#2 Tiêu chuẩn điện trở như thế nào?
- Máy phát điện: Điện áp 400V trạng thái nguội là 200 MΩ, nóng là 5 MΩ. (TCVN 4747-89).
- MBA lực: Áp dụng theo bảng 2-23-3 QCVN QDT 5:2009/BCT và QTVH SC MBA của EVN số 623DVN/KTND.
- TU – Máy biến áp: Áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN QTD-5:2008/BCT, TCVN7697-2:2007/IEC60044-2 : 2003.
- Máy biến dòng điện: Áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN QTĐ-5:2008/BCT và TCVN5928 1995; DLVN 18 : 199.
>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut.5r2
>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j
>>> Đọc thêm:
- Cách chọn dây dẫn điện trong nhà an toàn nhất
- Cách đấu tủ điện 3 pha đơn giản, hiệu quả
- Điện áp là gì? Đơn vị và ký hiệu điện áp
Mong rằng qua những thông tin mà Mecsu.vn đã chia sẻ ở trên có thể giúp bạn có được câu trả lời điện trở là gì và nắm rõ tiêu chuẩn điện trở cách điện hiện nay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp