Người tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Người bị tiểu đường cần phải chú ý nhiều trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi nếu ăn uống không khoa học thì bệnh có thể xấu đi do lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Vậy người tiểu đường có ăn được mì tôm không? Mì tôm có phải là món ăn đại kỵ không nên dùng? Bài viết này sẽ giải đáp hết thảy các thắc mắc trên.

Những điều cần biết khi tiêu thụ mì tôm

Mì tôm thường gồm hai thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm. Về giá trị dinh dưỡng thì mì ăn liền chủ yếu chứa chất bột đường, chất béo, đạm và cung cấp cho cơ thể khoảng 300 – 400 kcal. Mì tôm được chiên bằng dầu, đây chính là lý do khiến món ăn này gây nhiều tranh cãi về mặt ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Hỏi và đáp: Người tiểu đường có ăn được mì tôm không? 1Ăn mì tôm có thể gây hại cho sức khỏe

Trước khi tìm hiểu liệu người tiểu đường có ăn được mì tôm không thì bạn nên quan tâm đến những tác hại khi sử dụng mì tôm quá thường xuyên:

  • Gây nóng trong người: Bởi vì mì được chiên với dầu ở nhiệt độ cao nên ăn mì nhiều sẽ gây nóng trong người, từ đó mụn nhọt sẽ xuất hiện trên cơ thể dày đặc hơn.
  • Gây hại gan: Mì ăn liền đựng trong hộp nhựa, khi chế nước nóng trên 70 độ C vào sẽ sản sinh ra các chất độc làm tổn hại đến gan.
  • Gây khó tiêu: Trong mì ăn liền chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia sẽ tạo áp lực cho dạ dày. Nếu ăn mì tôm thường xuyên thì bạn dễ gặp các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày.
  • Gây các bệnh về tim mạch: Chất béo có trong mì tôm là chất béo bão hoà gây hại cho sức khỏe. Với những người lớn tuổi nếu tiêu thụ mì tôm nhiều sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

Người tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Mì tôm chứa thành phần carb tinh chế và chất béo bão hoà cùng các gia vị như muối, bột ngọt, chất điều vị. Đặc biệt mì tôm được chiên qua dầu sẽ làm phân huỷ hầu hết các vitamin. Vậy nên có thể khẳng định rằng mì tôm không phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Hỏi và đáp: Người tiểu đường có ăn được mì tôm không? 2Người tiểu đường có ăn được mì tôm không là thắc mắc của nhiều người

Khi ăn mì tôm, lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao từ đó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Về chỉ số đường huyết của mì tôm là 47, đây là con số không cao nhưng nếu mì tôm chín càng kỹ thì chỉ số này càng tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của người bệnh.

Tóm lại người tiểu đường có ăn được mì tôm không? Câu trả lời chính xác nhất là bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm. Không chỉ người mắc tiểu đường ăn mì tôm sẽ gây hại cho sức khỏe mà chính những người có sức khoẻ bình thường nếu tiêu thụ mì tôm không khoa học thì có khả năng cũng sẽ mắc tiểu đường hoặc các bệnh lý về gan, thận.

Dưới đây là một số cách ăn mì cực hại cho sức khoẻ mà bạn phải lưu ý:

  • Ăn mì tôm thay thế bữa sáng: Đây là thói quen gây hại sức khoẻ mà nhiều người mắc phải. Một gói mì không đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể và chúng còn làm gánh nặng cho dạ dày, từ đó khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó tập trung.
  • Dùng mì tôm làm bữa chính: Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, rất ít chất xơ và hầu như không có nhiều vitamin và khoáng chất. Chưa kể chúng lại giàu chất béo bão hoà nên nếu ăn mì ăn liền vào bữa chính, lâu ngày sẽ khiến cơ thể thiếu chất nghiêm trọng.
  • Ăn khuya: Nếu bạn ăn mì tôm trước khi đi ngủ 2 giờ thì dạ dày vẫn không thể tiêu hoá hết chúng. Và từ đó năng lượng dư thừa sẽ chuyển thành mỡ khiến chúng ta tăng cân nhanh chóng.

Cách ăn mì tôm để bảo vệ sức khoẻ

Sau khi đã giải đáp thắc mắc người tiểu đường có ăn được mì tôm không thì bạn nên tìm hiểu về cách ăn mì tôm khoa học nhất để bảo vệ sức khoẻ:

Không ăn mì sống

Ăn mì gói sống rất được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em bởi chúng giòn, mặn rất kích thích vị giác. Nhưng nên nhớ rằng mì tôm được chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hoá. Ăn mì tôm sống sẽ gây nặng bụng và tăng cân mất kiểm soát. Tốt nhất hãy nấu mì với nước để ăn an toàn hơn.

Hỏi và đáp: Người tiểu đường có ăn được mì tôm không? 3Không ăn mì tôm sống bởi chúng rất hại cho sức khoẻ

Không uống nhiều nước mì

Bạn hãy chỉ ăn sợi mì và hạn chế uống nước mì. Bởi lượng muối trong mì vượt ngưỡng cho phép khi hòa tan trong nước sẽ gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả nước lẫn sợi mì thì bạn chỉ nên bỏ vào khoảng ⅓ lượng muối có trong gói gia vị.

Bổ sung rau xanh và thực phẩm giàu đạm

Thực chất mì tôm chứa rất ít thậm chí không có chất xơ và đạm. Vậy nên để ăn đủ chất hơn, bạn nên nấu mì cùng thịt bò, trứng, tôm, rau xanh để tạo nên bữa ăn đủ chất hơn.

Hỏi và đáp: Người tiểu đường có ăn được mì tôm không? 4Nên ăn kết hợp mì với rau và thịt để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Nên chần mì qua nước sôi

Mì tôm được chiên qua dầu nhiều lần và hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại cho cơ thể. Để hạn chế mức nguy hại này đến mức thấp nhất thì nên chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giúp bạn rửa trôi các chất dầu mỡ để sợi mì dễ tiêu hoá hơn khi ăn vào.

Trên đây là những chia sẻ về người tiểu đường có ăn được mì tôm không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về món ăn này và biết cách ăn mì tôm sao cho đảm bảo sức khoẻ nhất.

Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: tienphong.vn