Người mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Mít là một loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt đậm đặc trưng và hương thơm hấp dẫn, đặc biệt là giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu với vị ngọt thì mít có phải là loại quả phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường hay không? Hãy cùng tham khảo những thông tin khoa học dưới đây để biết chính xác tiểu đường ăn mít được không bạn nhé!

Mít là quả gì? Thành phần dưỡng chất trong quả mít

Mít là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều vitamin, khoáng chất và giá trị dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, trong quả mít chứa hàm lượng khá cao vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể.

Mít thường được chia làm 2 loại là mít dai và mít mật, giá trị dinh dưỡng cụ thể trong mỗi 100g trọng lượng của 2 loại như sau:

  • Mít dai: Ước tính cung cấp khoảng 48 calo năng lượng, 85,4g nước, 0,6g gluxit, 28mg photpho, 0,40mg sắt, 180mg betacaroten, 5mg vitamin C…
  • Mít mật: Ước tính cung cấp khoảng 62 calo năng lượng; 82,2g nước, 1,5g protein, 14,0g gluxit, 21mg canxi, 28mg photpho, 0,40mg sắt, 80mg betacaroten, 5mg vitamin C…

Theo nhiều phân tích, về mặt các chất dinh dưỡng đa lượng, mít bao gồm chủ yếu là carbs. Những carbs này ở dạng đường tự nhiên, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng và hợp chất khác trong mít lại có thể ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trong mít có chứa nhiều chất có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: Ngăn ngừa ung thư, phòng ngừa viêm loét dạ dày, ổn định huyết áp, giảm viêm nhiễm và tốt cho tim mạch… Không những vậy, mít chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, có tác dụng tốt trong hỗ trợ phục hồi thể lực ở người bệnh và người mới ốm dậy.

Tiểu đường ăn mít được không?

Vậy với các thành phần dưỡng chất như đã nêu ở trên, liệu người mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không? Người tiểu đường thường có chế độ ăn uống kiêng khem khá khắt khe nhằm đảm bảo đường huyết luôn ở mức ổn định, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn của người tiểu đường thường được khuyến nghị nên hạn chế tinh bột và chất chứa nhiều đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructose và đường glucose. Đây là 2 loại đường dễ hấp thu khi được đưa vào cơ thể, do đó có thể dẫn đến tình trạng hàm lượng đường trong máu cao lên sau khi người bệnh ăn mít.

Vậy người tiểu đường ăn mít được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể ăn mít, không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối song chỉ nên ăn với một lượng ít và có chia thành nhiều bữa. Thậm chí, nếu biết ăn mít đúng cách với một lượng hợp lý, mít còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường nhờ thành phần dinh dưỡng cao của nó.

Một số lợi ích của mít với bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như sau:

Giúp ổn định đường huyết

Trong các loại trái cây, chỉ số chuyển hóa đường huyết GI của mít khá thấp, chỉ đạt từ 50 đến 60. Vì vậy nếu ăn mít với một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều cùng một lúc thì khả năng bị tăng đường huyết, tăng huyết áp đột ngột hoặc làm gia tăng nguy cơ biến chứng là không cao.

Hỗ trợ giảm cân cho người tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường mắc tình trạng thừa cân, béo phì, dẫn đến nguy cơ gia tăng gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Hàm lượng chất xơ lớn trong mít chứa calo thấp nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Nhờ đó có thể giúp người bệnh giảm cân an toàn, khoa học.

Chống viêm, giảm nguy cơ mắc biến chứng

Người mắc bệnh tiểu đường rất nhạy cảm với vi khuẩn vi rút và có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn người bình thường. Trong khi đó, chất chống oxy hóa trong mít có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, hạn chế xảy ra biến chứng.

Lưu ý với người bị tiểu đường khi ăn mít

Tuy ăn mít với lượng phù hợp mang lại tác dụng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường song bạn cần lưu ý ăn đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý

  • Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn 30g mít non hoặc mít đã sấy khô trong một ngày để cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến mít non với các món ăn hàng ngày để thay thế cho gạo trắng, bún, miến, phở nhiều tinh bột.
  • Theo nhiều nghiên cứu, mít chín sẽ chứa lượng đường cao hơn mít non. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều mít chín trong 1 lần, tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 miếng 1 lần, mỗi ngày ăn từ 2 – 3 lần để không ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Việc ăn mít có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu của một số thuốc điều trị tiểu đường. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng mít để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bạn nên lựa chọn những quả mít tươi ngon, không có tác động của giấm thuốc, tốt nhất nên ưu tiên mít chín cây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ “tiểu đường ăn mít được không” và những lưu ý khi ăn mít đối với những người mắc căn bệnh này. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu bệnh tiểu đường nên ăn quả gì cũng như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, đường và tinh bột, thường xuyên tập luyện thể dục để có thể trạng tốt, giúp việc hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp