Ôn tập kiến thức về hình bình hành lớp 4
Trước khi tiếp xúc với công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4, bạn cần phải ôn tập các kiến thức cơ bản về hình bình hành, như: định nghĩa và tính chất, ngay dưới đây.
Định nghĩa về hình bình hành
Hình bình hành là một hình tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, như hình minh họa.
Bạn đang xem: Chi tiết cách tính diện tích hình bình hành lớp 4 và bài tập có lời giải
Tính chất của hình bình hành
Một hình bình hành cơ bản sẽ có 3 tính chất sau:
Các cặp cạnh đối nhau là những cặp đoạn thẳng song song và bằng nhau.
Tương tự, các góc đối nhau sẽ bằng nhau trong một hình bình hành.
Trong một hình bình hành, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4
Diện tích hình bình hành toán lớp 4 là gì? Diện tích hình bình hành là vùng mặt phẳng bên trong được giới hạn bởi các cạnh của hình bình hành. Diện tích hình bình hành bằng độ dày đáy nhân với chiều cao, có công thức tính:
S = a.h
Trong đó:
S: diện tích hình bình hành
a: cạnh đáy của hình bình hành (là một cạnh bất kỳ được chọn)
h: chiều cao của hình bình hành (là chiều dài của một đoạn thẳng nối từ một đỉnh đến cạnh đáy)
Ví dụ:
Nếu độ dài cạnh của hình bình hành là 10 cm và chiều cao tương ứng là 3 cm, ta có:
S = 10 cm x 3 cm = 30 cm2
Do đó, diện tích của hình bình hành đó là 30 cm2.
ĐỪNG BỎ LỠ!!
Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất.
Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!
Bên cạnh diện tích, học sinh cũng cần phải ghi nhớ công thức tính chu vi hình bình hành, như sau:
C = (a + b) x 2
Trong đó:
C: chu vi của hình bình hành
a, b: lần lượt là hai cạnh (không đối nhau) của hình bình hành
Ví dụ:
Nếu ta có một hình bình hành có hai cạnh lần lượt đo là 10 cm và 3 cm, ta có thể tính chu vi như sau:
Xem thêm : Uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu? Có ảnh hưởng gì không?
C = (10 + 3) x 2 = 26 cm
Do đó, chu vi của hình bình hành đó là 26 cm.
Các dạng bài tập về diện tích hình bình hành toán lớp 4
Trong chương trình toán học, có tổng cộng 3 dạng bài tập về diện tích hình bình hành toán lớp 4 thường gặp như sau.
Dạng 1: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao
Đây là dạng bài tập cơ bản nhất, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4: S = a.h là có kết quả.
Ví dụ: Có một hình bình hành với độ dài đáy là 6 cm và chiều cao là 8 cm. Tính diện tích?
S = a.h = 6 cm x 8 cm = 48 cm2
Vậy diện tích của hình bình hành đó là 48 cm2.
Dạng 2: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao
Để tính độ dài đáy của hình bình hành, bạn có thể sử dụng công thức sau: a = S/h.
Ví dụ: Có một hình bình hành có diện tích là 60 cm2 và chiều cao là 12 cm. Tính độ dài đáy?
a = S/h = 60 cm2 / 12 cm = 5 cm
Vậy độ dài đáy của hình bình hành trên là 5 cm.
Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy
Để tính chiều cao của hình bình hành, bạn có thể sử dụng công thức sau: h = S/a.
Ví dụ: Có một hình bình hành có diện tích là 75 cm2 và độ dài đáy là 15 cm.
h = S/a = 75 cm2 / 15 cm = 5 cm
Vậy chiều cao của hình bình hành trên là 5 cm.
Giải bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 trang 104 SGK
Dưới đây là chi tiết cách giải và đáp án của các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 mà bạn có thể tham khảo.
Bài 1, trang 104, toán lớp 4 (SGK)
Đề bài: Tính diện tích mỗi hình bình hành dưới đây
Đáp án:
(Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4: S = a.h, cho tất cả các hình.)
- Hình bình hành bên trái có diện tích là: 9 × 5 = 45 (cm2)
- Hình bình hành ở giữa có diện tích là: 13 × 4 = 52 (cm2)
- Hình bình hành bên phải có diện tích là: 7 x 9 = 63 (cm2)
Bài 2, trang 104, toán lớp 4 (SGK)
Đề bài: Tính diện tích của
a. Hình chữ nhật
b. Hình bình hành
Đáp án:
(Diện tích của hình chữ nhật tính bằng công thức S = a.b; Diện tích của hình bình hành tính bằng công thức S = a.h)
a. Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 5 = 50 (cm2)
b. Diện tích hình bình hành là: 10 x 5 = 50 cm2
Bài 3, trang 104, toán lớp 4 (SGK)
Đề bài: Tính diện tích hình bình hành, biết
Xem thêm : Bà bầu ăn hàu nướng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
a. Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.
b. Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.
Đáp án:
(Bạn cần phải đổi đơn vị đo của cạnh đáy và chiều cao sao cho khớp nhau, rồi tiếp tục áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành.)
a) Đổi 4dm = 40 cm
Diện tích hình bình hành là:
40 x 34 = 1360 (cm2)
b) Đổi 4m= 40 dm
Diện tích hình bình hành là :
40 x 13 = 520 (dm2)
Xem thêm:
- Monkey Math – Ứng dụng học toán bằng tiếng Anh số 1 cho trẻ mầm non & tiểu học
- Lý thuyết và bài tập hình bình hành lớp 4 (từ cơ bản đến nâng cao)
Một số bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 (có đáp án)
Bài tập 1: Hình bình hành ABCD có độ dài đáy AB là 5 cm và chiều cao là 3 cm. Hãy tính diện tích của hình bình hành này.
Đáp án:
S = a.h = 5 cm x 3 cm = 15 cm2
Bài tập 2: Hình bình hành MNPQ có diện tích là 36 cm2 và độ dài đáy MN là 9 cm. Hãy tính chiều cao của hình bình hành này.
Đáp án:
h = S/a = 36 cm2 / 9 cm = 4 cm
Bài tập 3: Hình bình hành XYZT có diện tích là 42 cm2 và chiều cao là 6 cm. Hãy tính độ dài đáy của hình bình hành này.
Đáp án:
a = S/h = 42 cm2 / 6 cm = 7 cm
Bài tập 4: Hình bình hành PQRW có diện tích là 63 cm2 và độ dài đáy PQ là 9 cm. Hãy tính chiều cao của hình bình hành này.
Đáp án:
h =S/a = 63 cm2 / 9 cm = 7 cm
Bài tập 5: Hình bình hành ABCD có chiều cao là 8 cm và diện tích là 32 cm2. Hãy tính độ dài đáy của hình bình hành này.
Đáp án:
a = S/h = 32 cm2 / 8 cm = 4 cm
Hy vọng rằng, sau khi xem xong những bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 kể trên sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức về loại hình học cơ bản này. Hãy xem tiếp các bài viết hữu ích khác về toán học của Monkey TẠI ĐÂY.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp