Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%.
Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 20213 đạt 50,6 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 49,1 triệu người.
Bạn đang xem: 5 tỉnh, thành có dân số ít nhất Việt Nam
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước năm 2021 ước tính là 3,20%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,33%; khu vực nông thôn là 2,50%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc của lao động nam là 3,23%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 2,94%.
Năm 2021, 5 tỉnh, thành ít dân nhất Việt Nam gồm có: Ninh Thuận, Kon Tum, Cao Bằng, Lai Châu và Bắc Kạn.
Xem thêm : Bộ công an có mấy tổng cục
Theo đó, tỉnh ít dân nhất Việt Nam hiện nay là Bắc Kạn với khoảng 323 nghìn người. Trong đó, tỉnh có 73 nghìn người ở khu vực thành thị, 251 nghìn người khu vực nông thôn. Phân theo giới tính, nam có 164 nghìn người, nữ có 139 nghìn người.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Bắc Kạn Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
Sau Bắc Kạn, Lai Châu là tỉnh có dân số ít thứ hai cả nước, khoảng 478,4 nghìn người. Lai Châu nằm trong tọa độ địa lý từ 21015′ đến 22049′ vĩ độ Bắc và 102019′ đến 103059′ kinh độ Đông. Phía Bắc tỉnh Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Lai Châu có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc. Lai Câu được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. Do đó, Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.
Xem thêm : Văn chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
Cao Bằng có dân số đạt khoảng 542,2 nghìn người. Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Kon Tum có dân số đạt khoảng 542,2 nghìn người. Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên. Kon Tum phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia.
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau.
Ninh Thuận có dân số khoảng 596 nghìn người. Mật độ dân số trung bình 178 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Ninh Thuận phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km.
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp