Bộ công an thuộc hệ thống Công an nhân dân, theo đó có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội…
Bạn đang xem: Bộ công an có mấy tổng cục
Bộ công an với lực lượng hùng mạnh và tinh nhuệ đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Vậy Bộ Công An là gì? Chức năng nhiệm vụ của Bộ Công An là gì? bộ công an có mấy tổng cục? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết.
Bộ công an là gì?
Bộ Công an (tiền thân là Bộ Nội vụ) là cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Bộ Công an nhận được nhiều danh hiệu như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 13 lần, Huân chương Sao vàng và 88 Huân chương Hồ Chí Minh. Theo Luật Công an nhân dân 2018, lực lượng Công an có tối đa 199 tướng lĩnh.
Trụ sở: Phía Bắc (trụ sở chính): Số 47 phố Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
Phân hiệu phía Nam: 258, Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng của Bộ công an
Bộ công an thuộc hệ thống Công an nhân dân, theo đó có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ công an
– Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về công tác công an; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy.
– Chỉ đạo công tác đấu tranh đề phòng, ngăn chặn, khám phá và trấn áp mọi âm mưu, hoạt động, tổ chức của bọn gián điệp, của các tổ chức và phần tử phản động hoạt động phá hoại ẩn nấp trong nhân dân và trong các cơ quan, các lực lượng vũ trang (quân đội thường trực và các tổ chức vũ trang, bán vũ trang địa phương) các cơ sở thuộc các ngành kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học, kỹ thuật.
– Chỉ đạo công tác đấu tranh chống mọi bọn tội phạm hình sự khác; thi hành mọi biện pháp đề phòng, ngăn chặn các tai nạn về trị an, phối hợp với các cơ quan hữu quan để nghiên cứu và thi hành các biện pháp thích hợp bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự trị an.
– Chỉ đạo công tác bảo vệ an toàn cán bộ lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các khách nước ngoài đến thăm Việt Nam, các đoàn ngoại giao và chuyên gia công tác ở Việt Nam.
– Chỉ đạo công tác bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học, kỹ thuật; vũ trang bảo vệ các nơi quan trọng.
– Chỉ đạo công tác vũ trang trấn áp bọn phản cách mạng trong nước và từ nước ngoài xâm nhập hoạt động phá hoại để bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa.
– Chỉ đạo công tác quản lý các trại giam (bao gồm các trại cải tạo và trại giam) tổ chức giam giữ, giáo dục các loại phạm nhân trở thành người lương thiện.
– Chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý hành chính cần thiết nhằm bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự xã hội như quản lý vũ khí, quản lý vô tuyến điện, quản lý chất nổ, chất cháy, chất độc, quản lý ngoại kiều, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam, quản lý hộ khẩu, quản lý các doanh nghiệp đặc biệt, quản lý giao thông v,v….
– Chỉ đạo công tác bắt, giữ, xét hỏi,lập hồ sơ, đề nghị xử lý những người phạm pháp do công an thụ lý; khám người; nhà ở; đồ vật, thư tín của những ngưòi phạm pháp và những người có liên quan.
– Chỉ đạo các cơ quan công an các cấp tiến hành mọi mặt công tác công an và chỉ đạo các ngành khác thực hiện công tác bảo vệ ở các cơ quan, các xí nghiệp, các đơn vị quân đội.
– Xây dựng các lực lượng Công an nhân dân vững mạnh để đáp ứng nhu cầu công tác của từng giai đoạn cách mạng.
– Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động, tiền lương, tài sản, tài vụ trong ngành theo chế độ chung của Nhà nước.
Bộ Công An có mấy tổng cục?
Bộ công an đã trải qua quá trình tinh giản bộ máy, 6 tổng cục của Bộ Công an bị xóa bỏ bao gồm:
Xem thêm : Lý thuyết bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất – KHTN 7 Kết nối tri thức
– Tổng cục An ninh (Tổng cục 1);
– Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2);
– Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3);
– Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4);
– Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5);
– Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8).
Cơ cấu tổ chức hiện tại của Bộ Công An
Các đơn vị trực thuộc Bộ công an sau khi tinh gọn bao gồm:
– Văn phòng Bộ Công an;
– Cục Đối ngoại;
– Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp;
– Cục Khoa học chiến lược và lịch sử Công an,
– Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
– Cục tổ chức cán bộ;
– Cục Đào tạo;
– Cục Công tác Đảng, công tác chính trị trong CAND;
– Cục Truyền thông CAND (báo CAND, điện ảnh CAND, truyền hình CAND, nhà xuất bản CAND);
– Cục Kế hoạch tài chính;
– Thanh tra Bộ Công an;
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– Cục An ninh điều tra;
– Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (sáp nhập Cục C50 và Cục A68).
– Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (hay còn gọi là Cục Cảnh sát hình sự);
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (còn gọi là Cục cảnh sát kinh tế);
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
Xem thêm : CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
– Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông (CSGT);
– Viện Khoa học hình sự Bộ Công an; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
– Cục Cảnh sát quản lý giam giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
– Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
– Cục Công nghệ thông tin;
– Cục Y tế;
– Cục Hậu cần và một số cục có chức năng hậu cần trong lực lượng CAND.
Ngoài ra còn có một số đơn vị nghiệp vụ của các lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát; các học viện, trường CAND, bệnh viện và các tổ chức khác, được quy định cụ thể tại Nghị định 01/2018.
6 Tổng cục của Bộ Công an sẽ không còn
Theo Nghị định 01 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an vừa được triển khai chiều qua, Bộ Công an sẽ không còn cấp tổng cục.
Theo đó, 6 Tổng cục của Bộ Công an sẽ không còn. Cùng với đó là 6 Trung tướng sẽ không còn giữ chức Tổng cục trưởng.
1 – Tổng cục An ninh (Tổng cục 1) do Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng từ năm 2015 đến nay.
2 – Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2) do Trung tướng Trần Văn Vệ giữ chức Quyền Tổng cục trưởng từ 4/2017 đến nay.
3 – Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3) do Trung tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục từ tháng 12/2016 đến nay.
4 – Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4) do Trung tướng Lê Văn Minh làm Tổng cục trưởng từ 10/2011 đến nay.
5 – Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5), do Trung tướng Đặng Xuân Loan làm Tổng cục trưởng từ năm 2011 đến nay.
6 – Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8) do Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng làm Tổng cục trưởng từ tháng 1/2015 đến nay.
Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, theo nghị định này, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Công an không thay đổi. Tổ chức bộ máy được xây dựng chuyên sâu theo hướng bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công an sẽ không tổ chức cấp tổng cục thì việc sắp xếp tổ chức bộ máy thực hiện theo nguyên tắc các đơn vị có tính tương đồng, trong quá trình hoạt động có cơ chế phối hợp, có nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau thì sáp nhập.
‘Tổng cục trưởng làm Cục trưởng là rất bình thường’
Về việc sắp xếp nhân sự, Thiếu tướng Quang cho hay, các cán bộ của các tổng cục vẫn làm công việc cũ, đúng theo chức năng, nhiệm vụ.
“Có những lãnh đạo tổng cục xuống làm cục trưởng và đây là công việc phân công rất bình thường”, ông nói.
Người phát ngôn Bộ Công an thông tin, theo Nghị định 01, tổ chức bộ máy của Bộ Công an có các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Thanh tra, cơ quan nghiên cứu chiến lược, cùng với đó là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ và trực thuộc Bộ trưởng như Văn phòng Bộ.
Bộ Công an có một số cục mới trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp lại. Cụ thể như Cục Kế hoạch – Tài chính hình thành trên cơ sở sáp nhập Cục Tài chính với Cục Kế hoạch – Đầu tư. Cục An ninh mạng và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao được sáp nhập thành Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao…
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi bộ công an có mấy tổng cục? Khách hàng quan tâm có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp