Tỉnh nào giàu nhất Việt Nam?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tỉnh nào giàu nhất nước việt nam

Các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng… Đây đều là những tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước trong nhiều năm. Vậy tỉnh nào giàu nhất Việt Nam?

Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố giàu nhất

Không quá lạ lẫm khi thành phố mang tên Bác lọt vào TOP 10 tỉnh giàu nhất Việt Nam. Hồ Chí Minh là thành phố có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước, các sản phẩm quốc nội do thành phố này tạo ra chiếm ⅕ sản phẩm quốc nội trên cả nước.

TP.HCM với đa dạng ngành nghề kinh tế với các lĩnh vực như: nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, tài chính, du lịch, khai thác mỏ,… Tính đến đầu 6 tháng năm 2022, ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 728.706 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 3,82% (trong đó khu vực có mức tăng trưởng cao nhất là là thương mại – dịch vụ với 4,83%), chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,1% (4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 7,1%)… Đáng chú ý là tổng doanh thu du lịch ước đạt 49.681 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 29,9%.

Thành phố Hà Nội – Thủ đô

Hà Nội là thành phố có GRDP cao thứ 2 cả nước đạt khoảng 340 nghìn tỷ đồng, chỉ sau TP.Hồ Chí Minh. Mặc dù trước đó bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến nay tình hình kinh tế ổn định trở lại thì kinh tế Thủ đô Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức phát triển khá trở lên. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng trưởng nhanh, hàng tồn kho giảm nhanh, giúp cho kinh tế thủ Đô Hà Nội tăng trưởng vượt bậc. Trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng GRDP cao hơn mức tăng của cùng kỳ của những năm gần đây, cụ thể GRDP tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, tăng 6,02% trong quý I và quý II tăng 9,49%. Đồng thời, có nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng đều thể hiện rõ xu hướng phục hồi và phát triển rõ nét theo từng quý.

Tại Hà Nội có nhiều địa điểm có tiềm năng phát triển mạnh như: nhiều khu thương mại lớn như: Time City, Royal city,… nhiều trung tâm văn hoá lâu đời, nhiều trung tâm bảo tàng đẹp với các tác phẩm nổi tiếng, cùng đó là hơn 11 khách sạn 5 sao đạt chuẩn quốc tế như: Hilton Hanoi Opera, Horrison, Melia, Sheraton, Nikko,… và nhiều khách sạn 4 sao, 3 sao,

Bình Dương – Thành phố công nghiệp

Bình Dương là tỉnh có GRDP xếp thứ 3. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 130 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 6,42%, cao hơn so với dự kiến và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.

Bình Dương được biết đến là thành phố công nghiệp kiểu mẫu với năng lực và năng suất mạnh mẽ.

Tại đây, có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động tốt, trong đó có các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ như: Sóng Thần I và II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A,… Bên cạnh đó, các khu công nghiệp tại Bình Dương luôn là những địa điểm thu hút rất nhiều dự án đầu tư từ cả trong nước và quốc tế, với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó dự án đầu tư nước ngoài là 613 dự án với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án còn lại là các dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng.

Bà Rịa Vũng Tàu – Thành phố biển

Dầu khí là ngành tiềm năng để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển vượt bậc, với các mỏ dầu khi có giá trị thương mại cao như: mỏ Rồng, mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rạng Đông,… Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là nơi có hệ thống cảng biển lớn, cùng các trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng và du lịch, giúp cho nền kinh tế khu vực này luôn có giá trị GDP đứng đầu trên cả nước.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, đối với khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,1%, tăng 10,45% đối với công nghiệp và xây dựng và dịch vụ tăng 9,26%. Đặc biệt, do giá dầu thô tăng cao nên giá trị xuất khẩu dầu thô tăng 9,48%, điều này làm cho tốc độ tăng giá trị xuất khẩu dầu trên cả địa bàn đạt 3.517,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,35%. Theo đó, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ( GRDP) trừ dầu khí ước đạt 7,62%.

Đồng Nai – Thành phố công nghiệp

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có GRDP đạt khoảng 113 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7,06 %, nhờ đó đưa tỉnh Đồng Nai vươn lên vị trí trong top 10 bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố giàu có nhất ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng là vùng kinh tế cửa ngõ của Đông Nam Bộ. Được biết, tỉnh còn là một trong 3 góc nhọn của tam giác phát triển TP. HCM – Bình Dương – Đồng Nai.

Đồng Nai có rất nhiều cụm công nghiệp truyền thống, hơn 32 khu công nghiệp đang hoạt động tốt. Với nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài góp phần phát triển kinh tế vùng, đến năm 2011, Đồng Nai đã xóa hơn 7,800 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh/thành phố xuống chỉ còn 5%. Ngoài ra, Đồng Nai còn là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hải Phòng – Thành phố cảng biển

Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời đô thị loại I Việt Nam. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp, Hải Phòng tiếp tục khai thác triệt để tiềm năng du lịch. Theo số liệu UBND thành phố Hải Phòng công bố ngày 30/06/2022, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) so với cùng kỳ năm trước ước tăng 11,1% (kế hoạch tăng từ 13% trở lên). Điểm nổi bật trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng là khu vực dịch vụ với chỉ số tăng 9,05%. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, Hải Phòng còn được biết đến với các kiến trúc nổi tiếng, quần đảo Cát Bà ấn tượng bãi biển đẹp cùng nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực giúp ngành du lịch Hải Phòng tăng trưởng nhanh chóng.

Bắc Ninh – Thành phố công nghiệp phía Bắc

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất của Việt Nam, mặc dù chỉ là một tỉnh nhỏ nhất Việt Nam thế nhưng Bắc Ninh lại là tỉnh thành có kinh tế lớn hàng đầu khu vực phía Bắc. Theo đó, kinh tế Bắc Ninh trong những năm gần đây càng được tăng mạnh với nhiều dự án công nghệ cao như: Canon, Samsung, Microsoft,…

Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2022 GRDP của tỉnh Bắc Ninh ước đạt 100.760 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) so với cùng kỳ năm 2021 tăng 9,7%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 9 tháng đầu năm kể từ năm 2019 đến nay.

Quảng Ninh

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta, nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có nhiều loại đặc thù với trữ lượng lớn và chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố khác trên toàn cả nước không có được như: đất sét, than đá, cát thủy tinh, cao lanh tấn mài, đá vôi… và vịnh Hạ Long nổi tiếng và nhiều di sản, kỳ quan được thế giới công nhận.

Hơn nữa, Quảng Ninh cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội như: là đầu mối giao thương Việt Nam và Trung Quốc, có nhiều trung tâm thương mại, là tỉnh có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ,… Trong vài năm trở lại đây, Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng đột phá, cụ thể theo số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh, trong 9 tháng năm 2022 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao hơn 1,36 điểm % so với cùng kỳ năm 2021. Hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 22%, ước đạt 40.930 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa tăng 13%, đạt 29.830 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội , ước đạt 68.971 tỷ đồng.

Ước đến hết tháng 9/2022, toàn tỉnh có 1.866 doanh nghiệp thành lập mới, so với cùng kỳ tăng 24%, đạt 93% kế hoạch năm; số vốn đăng ký tương đương cùng kỳ, đạt 16.515 tỷ đồng; có 881 doanh nghiệp hoạt động trở lại, so với cùng kỳ tăng 16%.

Đà Nẵng – Thành phố du lịch

Kinh tế Đà Nẵng khá đa dạng bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp cho đến dịch vụ, thương mại, du lịch, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố.

Tỷ trọng nhóm vực dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng 46% và nông nghiệp 3%. Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7,23%, tăng 0,89% trong quý I/2022 nhưng trong quý II/2022, GRDP đã tăng 12,3% so với cùng kỳ.

Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Hiện, Đà Nẵng có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là Chợ Cồn và chợ Hàn cùng các siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như BigC, Metro, Parkson, Vincom, siêu thị Co.opMart, Lotte Mart, Viettronimex, Intimex, Nguyễn Kim …

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng là trung tâm tài chính lớn, hiện trên địa bàn thành phố có 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm có sự đa dạng về loại hình hoạt động: một ngân hàng chính sách xã hội, 55 ngân hàng thương mại, một công ty cho thuê tài chính và một công ty tài chính,…

Cần Thơ

Cần Thơ được xem như là một đô thị miền sông nước với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng ruộng mênh mông, vườn cây ăn trái bạt ngàn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng cũng là một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của Nam Bộ.

Trong 9 tháng năm 2022, tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tăng 17,57% so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp ổn định, sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh (so với cùng kỳ năm trước tăng 30,86%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 43,43%. Đón 4,3 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, vượt 7% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 111%.

Trên đây là nội dung bài viết tỉnh nào giàu nhất Việt Nam? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.