Thị trường chứng khoán là nơi các hoạt động phát hành, mua bán, giao dịch chứng khoán được diễn ra. Dựa theo thời hạn luân chuyển vốn, có 2 loại chính của thị trường chứng khoán đó là thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp. Đây đều là những khái niệm căn bản nhất khi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn tham gia vào thị trường này cần nắm vững. Trong bài viết này hãy cùng Take Profit tìm hiểu tổng quan kiến thức về thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp, qua đó giúp nhà đầu tư mới nắm được thị trường chứng khoán sơ cấp là gì, thị trường chứng khoán thứ cấp là gì cũng như đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp như thế nào?
Thị trường chứng khoán sơ cấp
Để tìm hiểu thị trường chứng khoán sơ cấp là gì chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm thị trường chứng khoán sơ cấp, sau đó là đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp, vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp, tiếp đó là chủ thể phát hành, phương thức phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng như thế nào?
Bạn đang xem: Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là gì?
Thị trường chứng khoán sơ cấp là gì?
Thị trường chứng khoán sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành hoặc thị trường cấp một, là nơi các loại chứng khoán lần đầu tiên được phát hành bởi các doanh nghiệp sau đó được bán ra thị trường với mục đích chính là huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp hoặc cho chính phủ.
Tại đây nhà phát hành chứng khoán có vai trò là người cần huy động vốn, còn người mua chứng khoán có vai trò là nhà đầu tư.
Đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp
Một trong những đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp cơ bản nhất đó là thị trường này không hoạt động liên tục, mà chỉ khi các doanh nghiệp phát sinh nhu cầu huy động vốn.
Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp là cố định và được quyết định bởi nhà phát hành. Giá này sẽ được in ngay trên mã chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ được mua trực tiếp cổ phiếu từ công ty phát hành.
Ngân hàng sẽ đóng vai trò là chủ thể trung gian giữa các hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp có chức năng cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Không chỉ huy động được nguồn vốn tiết kiệm từ nhỏ đến lớn của các hộ dân cư mà thị trường chứng khoán sơ cấp còn thu hút nguồn vốn to lớn từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước và cả chính phủ. Từ đó tạo thành một nguồn vốn khổng lồ phục vụ hiệu quả cho nền kinh tế. Đây chính là chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán sơ cấp.
Hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp cũng giúp tăng trực tiếp nguồn vốn cho nhà phát hành chứng khoán nhờ vào việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư.
Qua đó có thể thấy thị trường chứng khoán sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng đồng thời thúc đẩy các khoản tiền tiết kiệm chuyển sang dạng đầu tư.
=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://techprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu
Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành hay nhà phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp chính là các doanh nghiệp, hoặc Chính phủ, hay chính quyền của các địa phương. Chính phủ hay chính quyền của các địa phương tham gia thị trường này với mục tiêu bán các trái phiếu để có nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, hoặc huy động vốn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hay hoạt động phúc lợi cộng đồng. Còn các doanh nghiệp tham gia thị trường này với nhu cầu huy động vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc bán các loại cổ phiếu và trái phiếu tự phát hành.
Xem thêm : Cua bị rụng càng có mọc lại?
Chủ thể phát hành sẽ được nhận trực tiếp số tiền thu được sau khi bán được chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
Phương thức phát hành
Phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp bao gồm 2 phương thức chính là: phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Phát hành riêng lẻ: Là phương thức chào bán chứng khoán trong một phạm vi nhất định các nhà đầu tư với những điều kiện hạn chế và không được mở rộng ra toàn công chúng.
Phát hành ra công chúng: Là phương thức chào bán chứng khoán mở rộng ra toàn công chúng với những điều kiện và thời gian như nhau.
Chào bán chứng khoán ra công chúng
Thị trường chứng khoán thứ cấp
Về thị trường chứng khoán thứ cấp chúng ta cũng tìm hiểu lần lượt từ khái niệm thị trường thứ cấp là gì, đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp, vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp và cơ cấu của thị trường này ra sao:
Thị trường chứng khoán thứ cấp là gì
Thị trường chứng khoán thứ cấp là nơi các loại chứng khoán phát hành lần đầu tại thị trường chứng khoán sơ cấp sẽ được mua đi bán lại bởi các nhà đầu tư khác nhau trên thị trường chứng khoán.
Đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp
Thị trường chứng khoán thứ cấp có đặc điểm là thị trường hoạt động liên tục thông qua các phiên giao dịch.
Các khoản thu từ bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư chứ không phải tổ chức phát hành.
Việc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp có thể nhằm phục vụ nhu cầu cất giữ tài chính, hoặc kỳ vọng thu được lợi nhuận từ mua bán chênh lệch giá, hay để nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm thông qua cổ tức, trái tức,…
Hoạt động của thị trường chứng khoán thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán đã được phát hành mà không làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp là không cố định mà phụ thuộc vào cung và cầu của loại chứng khoán được giao dịch. Các nhà đầu tư không được mua trực tiếp cổ phiếu từ công ty phát hành mà mua bán trao đổi lại với các nhà đầu tư khác trên thị trường.
Vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp
Xem thêm : Gửi 500 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng – Cập nhật mới nhất 2/2024
Thị trường chứng khoán thứ cấp có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để việc mua bán lại những chứng khoán từ thị trường chứng khoán sơ cấp diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thông qua thị trường chứng khoán thứ cấp, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn sau mỗi lần giao dịch, từ đó dễ tạo được sức hút với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán thứ cấp cũng là nơi định lại giá bán của các loại chứng khoán mà các tổ chức phát hành đã bán ra ở thị trường chứng khoán sơ cấp.
Nhờ những chức năng trên mà thị trường chứng khoán thứ cấp mặc dù không trực tiếp làm tăng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển thị trường tài chính.
Cơ cấu trường chứng khoán thứ cấp
Các công ty môi giới là chủ thể trung gian thông qua mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp.
Thị trường chứng khoán thứ cấp có thể được tổ chức theo 2 cách: Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
Thị trường tập trung: Là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã niêm yết được tổ chức một cách chặt chẽ.
Thị trường phi tập trung (OTC): Là nơi giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết.
=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit – Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi
Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp có mối quan hệ nội tại. Trong đó, thị trường chứng khoán sơ cấp là cơ sở, tạo ra chứng khoán để lưu thông trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Còn thị trường chứng khoán thứ cấp là động lực để cả hai thị trường cùng hoạt động được hiệu quả.
Việc phân biệt giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp chỉ có tính chất tương đối. Thực tế rất khó để phân định được rõ ràng đâu là thị trường chứng khoán sơ cấp và đâu là thị trường chứng khoán thứ cấp. Bởi lẽ giao dịch của thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp diễn ra cùng nhau trên thị trường chứng khoán. Mặc dù vậy, việc phân định hai cấp thị trường đóng góp ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là hai thị trường cùng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân. Sự khác biệt giữa hai thị trường này nằm ở quy trình huy động vốn. Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức nền tảng về thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp, hy vọng sẽ hữu ích cho quý bạn đọc để nắm vững thị trường hơn, làm tiền đề cho việc đầu tư chứng khoán hiệu quả.
=> Xem thêm: Lập kế hoạch giao dịch thực chiến hiệu quả – Tối ưu hóa lợi nhuận trên thị trường
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp