Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay và có xu hướng gia tăng với những thủ đoạn, cách thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Vậy nạn nhân phải gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng? Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra các thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.
- Trung gian tài chính là gì? Ví dụ về trung gian tài chính?
- Trường hợp nào mua bán đất bằng giấy viết tay có hiệu lực?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác Đây Thôn Vĩ Dạ ngắn gọn
- Cầm xe máy không chính chủ có được không? Lãi suất bao nhiêu?
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’ nói lên điều gì
1. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi của một người/một nhóm người dùng thủ đoạn gian dối thông qua không gian mạng Internet chiếm đoạt tài sản của người khác.
Bạn đang xem: Gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Tại cơ quan nào?
Một số thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng hiện nay như:
– Giả danh các nhà mạng gọi thông báo trúng thường và yêu cầu chuyển khoản trước “phí nhận thưởng”, đối tượng chiếm đoạt số tiền đó
– Giả danh là cán bộ ngân hàng gọi điện thông báo có người chuyển tiền nhưng bị lỗi và yêu cầu cung cấp mã số thẻ, mã OPT. Đối tượng đăng nhập vào tài khoản rút tiền
– Giả danh công an, tòa án gọi điện thoại thông báo có liên quan đến vụ án/phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra, sau đó đối tượng chiếm đoạt số tiền đó
– Giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện từ, yêu cầu chuyện tiền mua hàng, sau đó chuyển lại tiền gốc cộng hoa hồng để lấy lòng tin, cuối cùng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền với đơn hàng lớn rồi chiếm đoạt
– Mời chào tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn Forex, kêu gọi đầu tư, khi thu được lượng tiền “đầu tư” đủ lớn, sàn giao dịch ngừng hoạt động, đối tượng chiếm đoạt tiền của người tham gia
Xem thêm : Tổng quan ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam
– Thiết lập tài khoản mạo danh trên Zalo, Facebook để nhắn mượn tiền của bạn bè, người thân… của người bị mạo danh, sau đó chiếm đoạt số tiền mà người bị hại chuyển đến
– Lập các trang quảng cáo cho vay tiền online thuận lợi, nhanh chóng, yêu cầu người vay tiền phải chuyển tiền đặt cọc/bảo hiểm…. sau đó chiếm đoạt số tiền đã nhận được
2. Ai có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng?
Theo Điều 478 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, người có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng là bất kỳ cá nhân nào phát hiện hành vi lừa đảo tài sản qua mạng.
3. Đơn tố cáo lừa đảo qua mạng gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung), đơn tố cáo lừa đảo qua mạng cần phải có các nội dung sau:
- ngày, tháng, năm tố cáo;
- họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo vào cuối đơn.
Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Ngoài đơn tố cáo, khi muốn tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng, người tố cáo cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ cho nội dung tố cáo của mình và để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thể nhanh chóng thẩm định, kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Một số tài liệu, chứng cứ đính kèm theo đơn tố cáo như:
- Tài liệu, giấy tờ làm bằng chứng chứng minh hành vi lừa đảo tài sản qua mạng như: tin nhắn, thư từ, ghi âm cuộc thoại chứa nội dung lừa đảo, hình ảnh, camera, thông tin chuyển khoản, …
- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tùy thân khác được sao y chứng thực;
- Các tài liệu cần thiết khác tùy vào tình tiết vụ việc
4. Gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?
Căn cứ vào quy định tại các khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung), người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng đến các cơ quan, tổ chức sau:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
Xem thêm : Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia
Theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung), ngoài hình thức gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng để thực hiện tố cáo thì người tố cáo có thể đến trực tiếp các cơ quan ở trên để thực hiện tố cáo.
Ngoài ra, khi phát hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng người dân có thể báo cáo qua đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 069.219.4053 hoặc địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
5. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo lừa đảo qua mạng là bao lâu?
Căn cứ vào quy định tại khoản 3, 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
Đối với tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố thì phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Bị lừa đảo qua mạng thì gọi số nào để tố cáo?
- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508
5.2 Bị lừa đảo qua mạng thì đến cơ quan nào để tố cáo?
Người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Công an xã, phường, thị trấn… để được giải quyết kịp thời.
5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về tố cáo lừa đảo qua mạng không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về tố cáo lừa đảo qua mạng uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về tố cáo lừa đảo qua mạng của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Việc xác định đúng cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn sẽ không bị mất thời gian vì bị trả đơn hay đơn bị chuyển đến cơ quan khác, khi đó đơn tố cáo của nạn nhân có thể được giải quyết nhanh hơn. Hy vọng bài viết trên đây của ACC đã giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc về việc gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Nếu còn có bất kỳ thắc mắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến công ty Luật ACC để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.
✅ Gửi đơn: ⭕ Tố cáo ở đâu ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp