Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ

to chuc khoa hoc va cong nghe la gi 1

Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? Thủ tục và điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ được quy định thế nào? Anpha sẽ giải đáp ngay dưới đây.

Tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) là gì?

Anpha nhận thấy, nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn giữa tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Vì vậy, Anpha sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm hai loại hình này trước khi phân tích cụ thể về tổ chức khoa học và công nghệ.

  • Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức chuyên nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ;
  • Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Theo quy định, tổ chức khoa học và công nghệ được quyền chuyển hóa một phần hoặc toàn bộ để đăng ký thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Liên hệ Anpha để được hỗ trợ nhanh chóng chuyển hóa tổ chức khoa học và công nghệ thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập tổ chức khoa học công nghệ tại Anpha.

Thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại, hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau nhưng thường được phân thành 3 loại sau:

  1. Theo chức năng hoạt động, gồm: tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;
  2. Theo thẩm quyền thành lập: tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ…;
  3. Theo hình thức sở hữu, gồm có: tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.

Tùy vào mỗi hình thức mà yêu cầu hồ sơ sẽ khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản, quy định hồ sơ và thủ tục sẽ bao gồm các mục dưới đây.

► Hồ sơ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

Ngoài ra, đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài cần bổ sung các loại hồ sơ dưới đây:

Tham khảo thêm:

>> Cách đăng ký làm lý lịch tư pháp số 1 & số 2;

>> Dịch vụ làm lý lịch tư pháp.

► Quy trình, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

Thu tuc thanh lap to chuc khoa hoc va cong nghe 02

Quy trình thành lập tổ chức khoa học và công nghệ được quy định theo 2 bước dưới đây:

Bước 1: Gửi 2 bộ hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thành lập:

  • Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập (cấp Trung ương), tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học: Nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ KH&CN;
  • Đối với tổ chức khoa học và công nghệ khác: Nộp hồ sơ tại Sở KH&CN (nơi tổ chức đặt trụ sở chính).

Bước 2: Chờ kết quả và điều chỉnh (nếu có), chi tiết như sau:

  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức khoa học và công nghệ điều chỉnh, bổ sung;
  • Trong thời hạn 30 ngày (đối với tổ chức trong/ngoài công lập) hoặc 15 ngày (đối với tổ chức có vốn nước ngoài), tính từ ngày hồ sơ hợp lệ, Bộ KH&CN hoặc Sở KH&CN phải đưa ra ý kiến thẩm định về tổ chức khoa học và công nghệ;
  • Trong thời hạn 15 ngày (đối với tổ chức trong/ngoài công lập) hoặc 45 ngày (đối với tổ chức có vốn nước ngoài), kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định:

>> Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép thành lập cho tổ chức;

>> Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý: Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học:

  • Trình tự, thủ tục thành lập thực hiện theo quy định về giáo dục đại học;
  • Thẩm định thành lập phải có sự tham gia của Bộ KH&CN.

Điều kiện đăng ký thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

Để thành lập được tổ chức khoa học và công nghệ, bạn cần đáp ứng các điều kiện về điều lệ của tổ chức, nhân sự tham gia, cơ sở vật chất… Dưới đây là 1 số quy định cơ bản về điều kiện cần đảm bảo để được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ:

1. Tên của tổ chức khoa học và công nghệ

Tên của tổ chức khoa học và công nghệ gồm có tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có). Tên được viết theo bảng chữ cái tiếng Việt, có thể thêm các chữ F, J, Z, W, chữ số hoặc ký hiệu phát âm được. Ngoài ra, không vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

  • Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

>> Bao gồm: hình thức của tổ chức (viện, trung tâm…) + tên riêng;

>> Tên riêng phải phù hợp với lĩnh vực chính của tổ chức và không trùng lặp với tổ chức khoa học công nghệ khác.

  • Tên giao dịch quốc tế: được dịch tương ứng từ tiếng Việt, phần tên riêng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài;
  • Tên viết tắt: gồm những chữ cái đầu của các từ là yếu tố chính của tên (kể cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài).

2. Trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ

  • Trụ sở chính được đặt trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tổ chức khoa học và công nghệ có thể đăng ký thêm địa điểm hoạt động nhưng phải cùng tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.

3. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ

Theo quy định, mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ không được xâm phạm đến các quyền lợi, tài sản… của các tổ chức khác, chi tiết như sau:

  • Không được xâm phạm đến lợi ích, tài sản của nhà nước, cá nhân và tổ chức khác; tài nguyên môi trường; sức khỏe con người;
  • Không chiếm đoạt, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả khoa học và công nghệ trái với quy định pháp luật.

4. Lĩnh vực hoạt động phải thuộc 1 trong các lĩnh vực dưới đây

  • Nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm;
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả của nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ;
  • Dịch vụ khoa học và công nghệ.

5. Vốn điều lệ: bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền.

6. Nhân lực của tổ chức khoa học và công nghệ: phải có ít nhất 5 người từ trình độ đại học trở lên, trong đó:

  • Bắt buộc đối với người đứng đầu;
  • Tối thiểu 40% nhân sự chính thức;
  • Tối thiểu 30% nhân sự phải có trình độ chuyên môn phù hợp lĩnh vực hoạt động.

Ngoài ra, tùy vào hình thức hoạt động mà người đứng đầu của tổ chức khoa học và công nghệ cần đáp ứng thêm điều kiện sau:

  • Phải có năng lực chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm quản lý từ 1 năm trở lên (đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập);
  • Phải có kinh nghiệm quản lý và năng lực phù hợp, phải làm việc theo chế độ chính thức (đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và tổ chức có vốn nước ngoài).

7. Cơ sở vật chất – kỹ thuật

  • Tổng số vốn ghi trên giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và kỹ thuật đồng thời là tổng giá trị cơ sở vật chất – kỹ thuật được quy ra tiền (tính tại thời điểm đăng ký);
  • Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, tùy thuộc tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, có vốn nước ngoài hay tổ chức công lập mà sẽ có những quy định cụ thể khác nhau về điều kiện đăng ký.

Lưu ý: Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ cần nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế (nơi đặt trụ sở chính) theo quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Liên hệ Anpha để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng nắm thủ tục thành lập và các vấn đề liên quan.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.