Tổ chức tài chính vi mô là gì? Đặt điểm tổ chức tài chính vi mô

Tín dụng là một trong những dịch vụ tài chính đang ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó tổ chức tài chính vi mô là gì là một trong những hình thức của tổ chức tín dụng phổ biến nhất. Vậy pháp luật quy định về tổ chức pháp lý này như thế nào? Hoạt động và những nguyên tắc tổ chức ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây thông qua những quy định hiện hành.

1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô là gì?

– Định nghĩa tổ chức tài chính vi mô là gì được giải thích tại Khoản 5, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cụ thể như sau:

“ Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.

– Theo đó, tổ chức tài chính vi mô là gì về bản chất cũng là một tổ chức tài chính, do đó, mang những đặc điểm pháp lý chung của tổ chức tín dụng được pháp luật quy định. Tuy nhiên, đặc điểm riêng của tổ chức tài chính vi mô so với tổ chức tín dụng khác đó là về phạm vi cung cấp hoạt động ngân hàng.

Theo đó, tổ chức tài chính vi mô chỉ thực hiện hoạt động ngân hàng đối với các khách hàng là:

+ Cá nhân

+ Hộ gia đình có thu nhập thấp

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ

– Trong đó:

+ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

  • Nhận tiền gửi
  • Cấp tín dụng
  • Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

2. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô thực hiện các hoạt động ngân hàng đặc trưng của một tổ chức tín dụng và tuân thủ theo đúng nội dung trên Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. Cụ thể, tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN nội dung này được thể hiện như sau:

Nội dung hoạt động

– Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:

+ Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

  • Tiết kiệm bắt buộc
  • Tiền gửi tự nguyện

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động

– Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống.

– Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.

– Tổng dư nợ cho vay:

+ Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 triệu đồng.

+ Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 triệu đồng.

– Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác sau:

+ Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn;

+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô

+ Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô

+ Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.

3. Tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô

Loại hình tổ chức

Tổ chức tài chính vi mô là gì được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:

– Hội đồng thành viên

– Ban Kiểm soát

– Tổng Giám đốc (Giám đốc)

– Thành viên góp vốn (nếu có):

+ Thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm tổ chức trong nước, cá nhân trong nước, ngân hàng nước ngoài.

+ Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 (năm) thành viên trong đó có ít nhất một thành viên là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

4. Câu hỏi thường gặp

Tài chính vi mô là gì?

Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo, người có thu nhập thấp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng khó tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.

Hình thức thành lập của tổ chức tài chính vi mô là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

“Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.”

Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô?

Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 29 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau.

Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu vốn góp của tất cả các thành viên góp vốn là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải đạt tỷ lệ tối thiểu 25% vốn điều lệ;

Thứ hai, tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn khác ở trong nước không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

Thứ ba, tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn nước ngoài không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

Thứ tư, tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn là cá nhân không vượt quá 05% vốn điều lệ;

Thứ năm, tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vôh và người có liên quan không vượt quá 50% vốn điều lệ;

Thứ sáu, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sỗ hữu vốn góp nêu trên.

Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là những đối tượng nào?

Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô.

Trên đây là những quy định liên quan đến tổ chức tài chính vi mô là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Có thể thấy rằng tuy là một tổ chức tín dụng nhưng tổ chức tài chính vi mô lại có những đặc điểm riêng biệt mà khi thành lập phải đảm bảo để được cấp phép. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về những vấn đề pháp lý khác để trải nghiệm và sử dụng dịch vụ uy tín của chúng tôi.