Dạng bài tập về phân loại tơ Có đáp án

Chuyên đề Hóa học 12 Dạng bài tập về phân loại tơ, được VnDoc tổng hợp biên soạn. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm rõ lý thuyết, cách phân loại tơ cũng như cách giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn, tài liệu rất hữu ích dành tặng các bạn ôn thi THPT quốc gia. Mời các bạn tham khảo.

I. Kiến thức cần nhớ về phân loại tơ

*Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm tơ

Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định

Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh xếp song song với nhau. Polime đó phải rắn, tương đối bền với nhiệt, với các dung môi thông thường, mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.

2. Phân loại tơ

Loại tơNguồn gốcVí dụTơ thiên nhiênCó sẵn trong thiên nhiên, được sử dụng trực tiếpBông (xenlulozo), len, tơ tằmTơ hóa họcTơ tổng hợpPolime được tổng hợp bằng phản ứng hóa họcTơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic (nitron, vinilon), tơ lapsan,…Tơ bán tổng hợp hay nhân tạoChế biến polime thiên nhiên bằng phương pháp hóa họcTơ visco, tơ xenlulozo axetat,

3. Một số loại tơ tổng hợp và tơ nhân tạo thường gặp

a) Tơ poliamit (có nhiều nhóm amit -CO-NH-)

  • Tơ nilon – 6,6: được điều chế theo phản ứng trùng ngưng, cấu trúc thẳng (poli amit)

nH2-[CH2]6-NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH ( NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO )

poli (hexametylen – ađipamit) (nilon – 6,6) + 2nH2O

  • Tơ Capron (nilon – 6): được điều chế theo phản ứng trùng ngưng (H2N-[CH2]5-COOH) hoặc trùng hợp [(CH2)5CONH], có cấu trúc mạch thẳng

H2N-[CH2]5-COOH (− NH-[CH2]5-CO)−n + nH2O

axit ε-aminocaproic Nilon -6 (tơ capron)

(− NH-[CH2]5-CO −)n

[Nilon -6 (tơ capron)]

  • Tơ nilon – 7 (tơ Enang): được điều chế theo phản ứng trùng ngưng monome

H2N-[CH2]6-COOH có cấu trúc mạch thẳng (poli amit)

H2N-[CH2]6-COOH (− NH-[CH2]6-CO )−n + nH2O

axit ω-aminoenantoic Nilon -7 (tơ Enang)

b) Tơ Lapsan ( tơ polieste): có nhiều nhóm este, điều chế theo phản ứng trùng ngưng, cấu trúc mạch thẳng (poli este)

n(p-HOOC-C6H4-COOH) + nHO-CH2-CH2-OH

axit terephtalic etylen glicol

(−CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)−n + 2H2O

(Poli(etylen-terephtalat)(tơ lapsan))

c) Tơ nitro (Olon): điều chế theo phản ứng trùng hợp từ CH2=CH-CN cấu trúc mạch thẳng (tơ vinylic)

d) Tơ Clorin: được điều chế theo phản ứng PVC + Cl2 có nguồn gốc là tơ tổng hợp, cấu trức mạch thẳng (poli Vinylic)

(−CH2−CHCl)−n + nCl2 (−CHCl−CHCl)−n + nHCl

d) Tơ axetat

Tơ axetat là hỗn hợp gồm xenlulozo diaxetat ([C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n và xenlulozo triaxetat ([C6H7O2(OOCCH3)3]n nguồn gốc tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo

e) Tơ visco

Hòa tan xenlulozo trong NaOH loãng sau đó thu được một dung dịch keo rất nhớt đó chính là tơ visco

II. Ví dụ minh họa dạng bài tập về phân loại tơ

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: B

Tơ tổng hợp.

Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp ( tơ nhân tạo), xuất phát từ xenlulozo. hay còn gọi là tơ hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: B

Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n + 2nH2O.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: A

Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

Điều chế tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin là quá trình trùng hợp

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: D

Tơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ và anhiđrit axetic:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(CH3COO)3]n + 3nCH3COOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: D

Nilon-7 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.

nH2N-(CH2)6-COOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: C

Polime thuộc poliamit là: tơ nilon-6; tơ nilon-6,6; tơ nilon-7

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

→ Đáp án A

Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong thiên nhiên.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

→ Đáp án D

A tơ thiên nhiên (poliamit)

B từ ε-aminocaproic

C từ axit adipic và hexametylendiamin

D. Từ xenlulozo

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

→ Đáp án D

Tơ visco được tạo thành từ phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH tạo thành một dung dịch nhớt gọi là visco. Bơm dung dịch này qua những lỗ rất nhỏ rồi ngâm trong dung dịch H2SO4 tạo thành tơ visco.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

→ Đáp án B

Bông là tơ thiên nhiên → A sai.

Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên → C sai.

tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) → D sai.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

A sai, trùng hợp stiren được polistiren.

B sai, đồng trùng hợp buta-1,3-dien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

D sai, tơ visco là tơ nhân tạo.

Đáp án C

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

→ Đáp án B

Hiển thị đáp ánQuần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm là các tơ poliamit kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.

→ Phát biểu không đúng là đáp án B.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: D

Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là Tơ visco và tơ axetat.

Câu 14. Cho các nhận định sau:

(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.

(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.

(5) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.

Số nhận định đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

III. Bài tập vận dụng mở rộng về Polime

Bài 1: Trong những chất dưới đây có bao nhiêu chất có liên kết CO-NH: caprolactam, glyxylalanin, tơ nilon 7, peptit, tơ Lapsan, protein.

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Bài 2: Cho các phát biểu về hợp chất polime

a) Cao su thiên nhiên là polime của isopren.

b) PVC, PS, cao su buna N đều là chất dẻo.

c) Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dun môi thông thường

d) Amilopectin, nhựa baketlit có cấu trúc mạch phân nhánh

e) tơ olon, tơ nilon-6 thuộc loại tơ poliamit

f) Tơ visco, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo

Số phát biểu đúng là?

A. 5

B. 4.

C. 3.

D. 1

Bài 3: Cho các polime sau: tơ nilon-6, tơ clorin, tơ Lapsan, tơ nilon-7, tơ Nitron, tơ axetat. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài 4: Tơ nilon thuộc loại:

A. tơ nhân tạo.

B. tơ thiên nhiên.

C. tơ polieste.

D. tơ poliamit.

Bài 5: Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Bài 6: Polime nào sau đây là nguyên liệu để sản xuất tơ visco?

A. xenlulozơ

B. caprolactam.

C. axit terephtalic và etilenglicol.

D. vinyl axetat

Bài 7: Tơ lapsan thuộc loại tơ:

A. poliamit.

B. polieste.

C. poliete.

D. vinylic.

Bài 8: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

A. Bông.

B. Tơ visco.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ tằm.

Bài 9: Trong số các polime: tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat, loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:

A. Tơ tằm, sợi bông,nilon-6,6

B. Sợi bông, len, nilon-6,6

C. Tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat

D. Sợi bông, tơ axetat, tơ visco

Bài 10: Polime nào sau đây có tên gọi “tơ nilon” hay “olon” được dùng dệt may quần áo ấm?

A. Poli(metylmetacrylat)

B. Poliacrilonitrin

C. Poli(vinylclorua)

D. Poli(phenol-fomanđehit)

Bài 11: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Bài 12: Nilon-6,6 là một loại

A. tơ axetat.

B. tơ poliamit.

C. polieste.

D. tơ visco.

Bài 13: Công thức cấu tạo của tơ nilon – 6,6 là:

A. [ – NH – (CH2)4- NH – CO – (CH2)4 – CO – ]n

B. [ – NH – (CH2)6- NH – CO – (CH2)4 – CO – ]n

C. [ – NH – (CH2)6- NH – CO – (CH2)6 – CO – ]n

D. [ – NH – (CH2)4- NH – CO – (CH2)6 – CO – ]n

Bài 14: Điều kiện để một monome tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. Có sự liên hợp các liên kết đôi

B. Có liên kết đôi

C. Có từ hai nhóm chức trở lên

D. Có hai nhóm chức đầu mạch phản ứng được với nhau

Bài 15: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là:

A. PE.

B. Amilopectin.

C. PVC.

D. Nhựa bakelit.

Bài 16: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. Đepolime hoá.

B. Tác dụng với Cl2/ánh sáng.

C. Tác dụng với NaOH (dung dịch).

D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột sắt.

Bài 17: Một mắt xích của teflon có cấu tạo là :

A. -CH2-CH2- .

B. -CCl2-CCl2-.

C. -CF2-CF2-.

D. -CBr2-CBr2-.

Bài 18: Một polime Y có cấu tạo như sau :

… -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2- …

Công thức của polime Y sẽ là :

A. -CH2-CH2-CH2- .

B. -CH2-CH2-CH2-CH2- .

C. -CH2- .

D. -CH2-CH2- .

Câu 19. Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5OH.

B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH2CH=CH2

Câu 20. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

A. Poli(etylen terephtalat)

B. Protein

C. Nilon-6,6

D. Poli(vinyl clorua)

Câu 21. Nội dung nhận định nào sau đây là đúng về polime?

A. Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.

C. Protein là một loại polime thiên nhiên.

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Câu 22. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli (etylen terephtalat).

C. poli stiren.

D. poli acrilonitrin.

Câu 23. Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?

A. CH2=CH-COOCH3.

B. CH2=CH-OCOCH3.

C. CH2=CH-COOC2H5.

D. CH2=CH-CH2OH.

Câu 24. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

A. CH3-CH2-Cl.

B. CH2=CH-CH3.

C. CH3-CH3.

D. CH3-CH2-CH3.

Câu 25. Phát biểu khôngđúng là

A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.

B. Len, tơ tằm,tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tựnhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.

D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử

Câu 26. Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.

B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, NH2- CH2- COOH.

C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.

D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1 D2 C3.B4 D5 D6 A7 B8 D9 B10 D11 C12 B13 C14 B15 D16 C17 C18 D19 C20 D21 C22 B23 B24 B25 B26 C27282930

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi

  • Phản ứng trùng hợp Polime
  • Hiệu suất phản ứng trùng hợp Polime
  • Bài tập Polime trong đề thi Đại học
  • 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án
  • Bài tập về danh pháp, phân loại Polime
  • Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp
  • Dạng bài tập về các loại chất dẻo

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dạng bài tập về phân loại tơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.