Để trả lời câu hỏi này, Tôi muốn mở đầu bài viết này bằng một câu nói “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng” để bàn về vấn đề mà bạn đang hỏi; do đó việc so sánh chỉ mang tính tương đối và để hiểu rõ hơn, vị trí, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của “TỨ TRỤ” nêu trên chúng ta nên bắt đầu từ Hiến pháp năm 2013, Chế độ chính trị của Việt Nam là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa”, theo chế độ chính trị Việt Nam thì:
- Điều Kiện Để Sinh Viên Được Chuyển Ngành Học Trong Cùng Trường
- Nghị luận về niềm tin vào bản thân hay nhất, ngắn gọn
- Phá hoại tài sản của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- 1 lít bằng bao nhiêu m3, giải đáp tại sao phải quy đổi từ 1 lít sang đơn vị m3
- 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo? Ăn bánh mì nhiều có tốt không?
Tổng Bí thư là chức danh dành cho người lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị tại Việt Nam, kiêm nhiệm chức danh Bí thư Quân ủy Trung ương là người lãnh đạo tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
– Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội trên cơ sở giới thiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước trên cơ sở giới thiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam
Xem thêm : Bà bầu ăn rau răm có làm sảy thai không?
– Chủ tịch Quốc hội đứng đầu Quốc hội, tức cơ quan lập pháp, Chủ tịch Quốc hộ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội trên cơ sở giới thiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng Bí thư là người đứng đầu) lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết,…
– Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội đứng đầu) là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước thực hiện thể chế Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết,…của Đảng bằng Hiếp pháp, Luật.
– Chính phủ (Thủ tướng là người đứng đầu) là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước thực hiện quyền hành pháp, triển khai đường lối, nghị quyết,…của Đảng và Pháp luật do Quốc hội ban hành.
– Chủ tịch nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại và thực hiện là người thống lĩnh lực lượng vũ trang và có những quyền hạn chủ yếu mang tính nghi thức như Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, …
Xem thêm : Thịt heo kho bao nhiêu calo và ăn có mập không?
Tóm lại, tại Việt Nam Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó:
- Đảng (Tổng Bí thư là người đứng đầu) lãnh đạo Nhà nước và xã hội
- Chính phủ (Thủ tướng là người đứng đầu) thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở đường lối, nghị quyết của Đảng & Pháp luật của Quốc hội
- Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội đứng đầu) thực hiện thể chế đường lối, nghị quyết,…của Đảng; Chủ tịch nước thực hiện quyền hạn chủ yếu mang tính nghi thức.
Hy vọng với phân tích nêu trên, các bạn sẽ hiểu được ai là người quyền lực nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư tùy theo góc nhìn của từng người.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và thành công.
ThS. Nguyễn Hữu Tuyền
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp