Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì cho nhanh lành?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 4 tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện các bọng nước nổi trên da. Bên cạnh các thuốc điều trị, việc sử dụng những loại lá từ dân gian để tắm cho trẻ là một trong những cách hỗ trợ, giảm khó chịu cho trẻ hiệu quả. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bố mẹ các loại lá tắm và cách tắm cho trẻ khi bị tay chân miệng.

1. Bị tay chân miệng nên tắm lá gì?

Tắm nước lá chè xanh

Chè xanh là loại nước uống rất quen thuộc của nhiều người. Ngoài ra, lá chè xanh còn có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, khi trẻ bị tay chân miệng dùng lá chè xanh tắm sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi các nốt bọng nước trên bề mặt da bị vỡ tạo ra vết thương hở. Tuy nhiên, vì da trẻ rất mỏng manh và dễ kích ứng nên mẹ cần chọn những lá chè tươi, sạch và không có các hóa chất gây hại cho da để tắm cho bé. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá chè đã rửa sạch rồi vò nhẹ rồi thả vào trong nồi nước sôi. Đậy vung, ủ trà trong 1- 20 phút rồi pha loãng tắm cho bé mỗi ngày.

Tắm lá chè vằng

Lá chè vằng có tác dụng thanh nhiệt, hạn chế các bọng nước phát triển. Ngoài ra, lá chè vằng còn thúc đẩy nhanh quá trình liền tổn thương nên rất phù hợp để tắm cho trẻ đang bị tay chân miệng. Dùng một nắm lá chè vằng, lá kim ngân đun sôi với nước rồi pha loãng tắm cho bé giúp giảm nhanh các bọng nước.

Tắm lá diếp cá

Lá diếp cá tính mát, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả, mang lại tác dụng tốt đối với những bọng nước ở tay chân miệng. Dùng một nắm lá diếp cá giã nát rồi thả vào nồi nước sôi. Dùng nước lá diếp cá pha loãng rồi tắm cho trẻ.

Tắm lá rau sam

Rau sam có tính mát, giàu vitamin nên giúp thanh nhiệt rất hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn trong rau sam còn làm lành các vùng da tổn thương, bị nhiễm trùng hiệu quả. Lấy một nắm lá rau sam rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với nước. Khi nước lá rau sam sôi khoảng 5 – 10 phút thì mở nắp vung, để nguội bớt rồi pha loãng tắm cho bé.

2. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

Ở giai đoạn sớm trong 1 – 2 ngày trẻ có biểu hiện:

  • Sốt nhẹ.
  • Mệt mỏi.
  • Đau họng.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Ở giai đoạn toàn phát trong 3 – 10 ngày, trẻ có các biểu hiện:

  • Loét miệng: Trong miệng của trẻ xuất hiện các vết loét đỏ hoặc phỏng nước có đường kính khoảng 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Các vết loét này khiến trẻ bị đau miệng dẫn đến bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông xuất hiện các nốt phỏng nước. Các nốt phỏng này thường tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó để lại vết thâm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Trường hợp trẻ sốt cao và nôn nhiều có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng.

3. Hướng dẫn cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh băn khoăn về việc trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì thì còn có rất nhiều cha mẹ khi thấy trẻ bị tay chân miệng thường có quan niệm kiêng nước cho con, đây là một trong những quan niệm sai lầm. Bạn nên giúp con vệ sinh thân thể hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ sự bám dính của vi khuẩn, virus, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước trên da của trẻ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng như sau:

  • Tắm cho trẻ ở nơi kín gió, tránh nơi gió lùa khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, sốt cao hơn.
  • Đóng cửa khi tắm cho trẻ để hạn chế gió.
  • Cho trẻ tắm nước ấm vừa phải, không quá nóng và không quá lạnh.
  • Sử dụng xà phòng diệt khuẩn dành cho trẻ em hoặc các loại nước lá tự nhiên để tắm cho trẻ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên dùng sữa tắm cho trẻ để tránh bị kích ứng.
  • Dùng khăn mềm thấm nước lau rửa cơ thể trẻ nhẹ nhàng. Đối với trẻ lớn có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc bồn tắm rồi dội nước nhẹ nhàng lên cơ thể. Hạn chế đụng vào các vết phỏng nước trên da, tránh làm vỡ những nốt mụn hoặc làm trầy xước da.
  • Khi tắm xong cần dùng khăn khô thật mềm để lau cho trẻ, không được dùng khăn ẩm ướt để lau. Tuyệt đối không để trẻ ướt sau khi tắm xong.
  • Thay quần áo mới sạch hàng ngày sau khi tắm. Nên chọn các bộ quần áo thoáng mát, mềm mịn, không quá thô cứng để hạn chế tổn thương trên da của trẻ.

Xem thêm

Phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ y tế và cách chăm sóc trẻ tại nhà

4. Một số lưu ý bố mẹ nên nhớ khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày. Đối với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Tắm rửa cho bé hàng ngày.
  • Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly để tránh lây lan. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
  • Tuyệt đối không chọc vỡ các bọng nước trên da trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng da.
  • Luôn rửa tay sạch trước, trong, sau khi tiếp xúc với trẻ, nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiệt trùng dụng cụ ăn uống, bình sữa của bé hàng ngày để hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch khử trùng hoặc cloramin B.
  • Cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay để hạn chế trẻ cào xước gây tổn thương da.
  • Đối với trẻ lớn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại thức ăn loãng, mềm, mát như cháo, súp.
  • Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tăng lần bú để bổ sung dinh dưỡng và kháng thể cho trẻ.

Trên đây là các thông tin giải đáp câu hỏi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì và một số lưu ý trong vấn đề chăm sóc. Việc tắm rửa, chăm sóc trẻ đúng cách trong thời gian mắc bệnh là vô cùng quan trọng nhằm giúp bé nhanh hồi phục và tránh được những biến chứng không mong muốn.

BS.Vũ Thị Anh Đào

Gel Subạc – Sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo cho trẻ bị tay chân miệng

Tắm bằng nước lá giúp trẻ cải thiện triệu chứng ngoài da do tay chân miệng, tuy nhiên tác dụng khá chậm và mất rất nhiều thời gian, công sức của mẹ. Một giải pháp khác được rất nhiều bà mẹ sử dụng để cải thiện bệnh chân tay miệng cho con, đó là gel Subạc.

Subạc là gel bôi thảo dược đầu tiên trên thị trường có chứa nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn phổ rộng, từ đó hỗ trợ tích cực cho việc điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng. Sản phẩm giúp làm lành tổn thương nhanh chóng mà không gây kích ứng với làn da, kể cả với trẻ nhỏ, từ đó ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả.

Đặc biệt, tác dụng của gel Subạc được tăng lên gấp nhiều lần khi nano bạc kết hợp với các thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, chứa chất kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật như dịch chiết neem, chitosan, cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, virus toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nhiều năm qua, gel Subạc tự tin là sản phẩm nổi tiếng trên thị trường được hàng nghìn bệnh nhân đã sử dụng hiệu quả và các chuyên gia khuyên dùng.

Để biết thêm thông tin về công dụng của sản phẩm Subạc, mời bạn xem bài viết Nano bạc – bước đột phá mới trong hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu, tay chân miệng, sởi, zona hoặc bạn liên hệ đến số điện thoại 024.37757240.

*Thực phẩn không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.