Là tình trạng phổ biến ở tất cả các trẻ nên nếu mẹ đang thắc mắc, trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì và cần được bổ sung ra sao thì hãy đọc ngay bài viết này nhé.
Trẻ bị lột da tay chân có sao không?
Có một sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và trẻ sơ sinh > 1 tháng tuổi.
Bạn đang xem: Trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì? Làm sao để bổ sung kịp thời?
Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, bị lột da tay chân được coi là hết sức bình thường bởi khi chào đời, đồng nghĩa với việc bé sẽ có sự tiếp xúc với không khí khô bên ngoài và cần phải thích nghi với nó. Điều này khiến chúng phải loại bỏ lớp da cũ và thay thế bằng lớp ngoài cứng cáp, đàn hồi hơn.
Ngược lại, với các trẻ > 1 tháng tuổi, lúc này đều đã được làm quen với thế giới mới và bước sang giai đoạn hoàn thiện cơ thể cùng hoạt động của chúng. Do vậy, nếu lúc này trẻ bị lột da tay chân hầu hết sẽ là do thiếu chất và cần phải được mẹ tiếp sức kịp thời.
Trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì? Làm sao để bổ sung?
Có vô vàn nguyên nhân gây ra hiện tượng bong tróc da thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, song, việc thiếu hụt các chất chủ yếu là vitamin mới là tác nhân chính mà mẹ cần quan tâm.
Trẻ sơ sinh bị lột da là thiếu vitamin B3
Vitamin B3, hay tên gọi khác là niacinamide, là một loại vitamin quan trọng giúp cải thiện sức khỏe làn da, không chỉ cần thiết cho người lớn mà còn phù hợp cho trẻ nhỏ. Chúng được cơ thể sinh ra và thực hiện hoạt động như:
- Chuyển hóa chất béo, chất xơ, protein thành năng lượng.
- Tăng cường chức năng của não và hệ tiêu hóa.
- Nâng cao sức khỏe của khớp, hạn chế tình trạng khô, viêm xảy ra.
Với nguyên nhân chính khiến da khô hoặc mất nước là hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, không khóa ẩm hiệu quả. Vitamin B3 xuất hiện giúp kích thích quá trình tổng hợp các thành phần quan trọng của da, duy trì liên kết mạnh mẽ giữa các tế bào, qua đó để củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
Là một trong 8 loại vitamin B tổng hợp của cơ thể, ở dạng niacinamide, vitamin B3 có tác dụng ngăn ngừa mất nước và duy trì độ ẩm cho da. Nó cũng được biết đến làm dày lớp sừng hóa trên da, do đó, hạn chế hiệu quả hiện trạng trẻ em bị lột da tay, da chân.
Với lượng niacinamide được khuyến nghị hàng ngày dành cho:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là 3mg mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần 4mg mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 đến 4 tuổi cần lượng vitamin gấp đôi là 8mg mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 đến 9 tuổi cần 9mg mỗi ngày.
Xem thêm : Bột lọc làm từ củ gì? Ứng dụng của bột lọc trong chế biến thực phẩm
Mẹ có thể tìm thấy thực phẩm chứa chúng bao gồm nấm, ngũ cốc, trứng thịt, rau xanh các loại… Bên cạnh đó, nếu đã quen uống sữa ngoài thì mẹ có thể thêm nước đậu vào thực đơn của bé cũng là ý hay.
===> Xem thêm: Dầu ăn cho bé ăn dặm nên dùng thế nào thì tốt nhất?
Trẻ sơ sinh lột da tay chân là thiếu vitamin C
Vitamin C, tên gọi khác là acid ascorbic, là vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh chức năng thể chất quan trọng của bé từ:
- Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Tăng cường hấp thu sắt.
- Sản xuất ra collagen – một loại protein phong phú nhất trong cơ thể.
Với vai trò của một chất dinh dưỡng thiết yếu duy nhất có chức năng như một chất chống oxy hóa, sự tồn tại của vitamin C sẽ giúp ích cho việc cân bằng độ đàn hồi của da và ngăn ngừa sự lão hóa xuất hiện.
Chính vì điều này, nếu thiếu đi vitamin C trong cơ thể, dễ thấy nhất là biểu hiện của đầu ngón tay bị tróc da ở trẻ em.
Do cơ thể không tự sản xuất được nên nghiễm nhiên mẹ phải cung cấp chúng cho bé từ bên ngoài thông qua sữa mẹ, sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng nhiều loại trái cây khác như dâu tây, kiwi, quýt, bông cải xanh nấu chín, đu đủ… để đảm bảo:
- Trẻ
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 50mg / ngày.
Có một vài lưu ý trong việc bổ sung vitamin C cho bé là:
- Không thêm vitamin C cho các bé đang bú mẹ hoàn toàn hoặc đã chuyển qua sữa ngoài: theo Viện Y tế Quốc Gia của Mỹ (NIH), điều này là không cần thiết với các trẻ khỏe mạnh và có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin C ở trẻ do hấp thu quá nhiều.
- Chỉ tiếp thêm vitamin C từ ngoài cho bé trên 6 tháng tuổi không còn bú mẹ và tiêu thụ ít hơn 500ml sữa công thức mỗi ngày.
Trẻ bị lột da tay chân là thiếu vitamin B7
Biotin, còn được gọi tắt là vitamin B7, là một loại vitamin thuộc nhóm B vô cùng quan trọng nhằm điều hòa quá trình trao đổi chất và chức năng của hệ thần kinh. Thêm nữa, đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho da, tóc, móng khỏe mạnh.
Do vậy, nếu mẹ thắc mắc trẻ tay chân bị lột da là thiếu chất gì thì rất có thể là do lượng biotin trong cơ thể bé đang không đủ để duy trì độ đàn hồi cho da và thực hiện các hoạt động khác kèm theo.
===> Xem thêm: Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Xem thêm : 4 lợi ích sức khỏe ấn tượng của Lysine
Từ đặc điểm biotin chỉ có thể bổ sung theo đường uống là cách nhanh nhất, mẹ có thể tìm thấy lượng nhỏ chúng trong một số nguồn thực phẩm tự nhiên như quả óc chó, đậu phộng, sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi…
Ngoài ra, vitamin B7 còn như một chất xúc tác giúp cơ thể cân bằng lượng đường và chuyển hóa chất béo được tốt hơn, nên mẹ hãy nhớ lưu ý để cung cấp đầy đủ cho bé nhé.
Nguyên nhân khác khiến trẻ bị lột da tay chân
Không chỉ bởi thiếu chất gây nên tình trạng bé bị lột da đầu ngón tay chân, thừa chất cũng mang tới phản ứng cơ thể tương tự, đặc biệt là thừa vitamin A.
Vitamin A hay retinol rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em và cả người lớn, cả về thị lực và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Gần giống với vitamin C, loại retinol này cũng có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại các bệnh lý nền có nguy cơ xuất hiện ở trẻ.
Vitamin A được tìm thấy nhiều từ rau lá xanh, cà rốt, các sản phẩm từ sữa và gan… mẹ có thể qua đó để làm mới thực đơn cho trẻ đã ăn dặm, còn với trẻ sơ sinh thì chủ yếu sẽ bổ sung theo đường uống với hàm lượng được quy định mỗi 6 tháng như sau:
- Trẻ sơ sinh nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì không cần.
- Trẻ sơ sinh không được bú mẹ
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: uống 100.000 đơn vị IU / ngày.
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên: uống 200.000 đơn vị IU duy trì mỗi ngày.
Tốt là vậy đấy, song, mọi thứ cũng chỉ nên ở mức vừa đủ và vitamin A cũng vậy. Nếu để bé nhận quá nhiều vitamin A vượt ngưỡng cho phép hàng ngày thì rất có nguy cơ cao bé bị:
- Giảm thị lực.
- Đau xương.
- Nứt nẻ và bong tróc da.
Lúc này lượng vitamin A dư thừa trong cơ thể sẽ được coi là độc tố cần được thải loại sớm.
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho “trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì”, mọi thắc mắc cần được giải quyết, mẹ hãy liên hệ ngay tới số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn trực tiếp nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Newborn Skin Peeling: What Causes It And How To Best Treat It, Mustela, truy cập ngày 13/03/2023
- Newborn skin peeling: Causes, treatment, and home remedies, MedicalNewsToday, truy cập ngày 13/03/2023
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp