Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn chocolate gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Có lẽ rủi ro duy nhất của việc ăn chocolate là lượng đường được thêm vào các sản phẩm chocolate và caffeine. Uống quá nhiều sữa chocolate chứa đường có thể khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Bạn có thể tránh điều đó bằng cách chọn những thực phẩm ít đường hoặc không đường.
Mặc dù hàm lượng caffeine có trong chocolate vẫn là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ e ngại nhưng với một số lượng nhất định thì sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho trẻ ở độ tuổi đi học uống quá 45mg caffeine mỗi ngày. Đối với trẻ mới biết đi, con số này sẽ thấp hơn.
Bạn đang xem: Thời điểm thích hợp cho bé ăn chocolate
Bé có thể bị dị ứng với chocolate không?
Xem thêm : Ngôi kể thứ 3 là gì? Ý nghĩa, dấu hiệu nhận biết và hạn chế ngôi kể thứ 3
Một số bé có thể bị dị ứng với chocolate. Chocolate được làm từ hạt cây ca cao, có khả năng gây dị ứng. Các chỉ số của dị ứng chocolate cũng tương tự như các dị ứng thực phẩm khác. Một số triệu chứng dị ứng thường gặp là phát ban, co thắt dạ dày, nôn, buồn nôn, mặt sưng và hôn mê.
Khi nào nên tránh cho bé ăn chocolate?
Việc ăn chocolate ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tránh cho bé ăn trong những trường hợp sau:
- Trước khi đi ngủ: Một lượng nhỏ caffeine trước khi đi ngủ có thể làm cho bé khó ngủ. Vì vậy, tránh cho bé dùng sữa chocolate hoặc bất kỳ sản phẩm chocolate nào khác trong một vài giờ trước khi đi ngủ.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một tình trạng cấp tính với các triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện… Chocolate là một trong những loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của IBS. Do đó, không nên cho bé ăn nếu bé được chẩn đoán mắc phải vấn đề này.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Chocolate có tính axit, nên tránh cho bé ăn nếu bé bị bệnh này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp