Trẻ em ăn thạch rau câu, nên hay không nên?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần của thạch rau câu chủ yếu là carrageenan- một loại polymer sinh học được tách chiết từ một số loại cây rong, nó có những lợi ích đối với chức năng đường ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng, nước, đường, chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar, hương liệu… Chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng, chỉ đem lại sự ngon miệng cho trẻ nhất thời, như một loại bánh kẹo.

Sodium alginate (muối natri của acid alginic) và agar (bột để làm các loại thạch) thuộc loại chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Chất xơ là nguồn thực phẩm không thể thiếu nhưng nếu dung nạp quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể, đặc biệt là chất béo và protein. Ngoài ra, có thể làm cho sắt, kẽm, muối vô cơ kết hợp thành những chất hỗn hợp có thể hòa tan hoặc không thể hòa tan, gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Trẻ em ăn nhiều thạch rau câu có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của một số chất trong cơ thể như protein, có thể ngăn chặn sự hấp thụ của các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm,… Nếu trẻ ăn nhiều thạch trong thời gian dài, sẽ làm cho trẻ có vị giác thay đổi, nghiện ăn những thực phẩm có vị khác thường.

Chức năng bài tiết và đào thải độc tố của gan, thận ở trẻ nhỏ còn thấp, dễ làm cho các chất độc tố tích tụ trong cơ thể, gây cho sự trao đổi chất gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, còn có thể thường xuyên phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm dạ dày.

Hiện nay, tình trạng lạm dụng hóa chất công nghiệp để tạo mùi hay làm dai cho sản phẩm đang gia tăng. Vì vậy, để hạn chế việc ngộ độc hóa chất thì các bậc phụ huynh không cho trẻ ăn các loại thạch không có nguồn gốc rõ ràng.