Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với trẻ vừa mới sinh. Vì thế, việc đảm bảo có đủ trữ lượng sữa cho trẻ sơ sinh là vấn đề vô cùng quan trọng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Vậy, lượng sữa cho bé sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân? Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Sơ cứu kịp thời bằng cách nào nếu chó ăn phải bả?
- Qui luật giá trị (The law of value) là gì? Hình thức biểu hiện và vai trò
- Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Không thầy đố mày làm nên’ nói đến điều gì?
- Hoá đơn đỏ là gì? 7 điều quan trọng về hóa đơn đỏ bạn cần biết
- Ai cũng dùng laptop với tư thế này nhưng tác hại không ngờ
Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh
Để ước tính được chính xác lượng sữa cho trẻ sơ sinh, trước hết, mẹ cần phỏng đoán được kích thước dạ dày của trẻ. Thông thường, thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh được chia thành 4 thời kỳ:
Bạn đang xem: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân?
- Ngày đầu mới sinh: Dạ dày bé rất nhỏ, có kích thước gần bằng hạt đậu hoặc viên bi, chỉ chứa được khoảng một muỗng canh sữa (5 – 7ml). Thể tích này cũng tương đương với lượng sữa non quý giá mà mẹ tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn sữa công thức trong giai đoạn này.
- Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau sinh: Kích thước dạ dày đã to gần bằng một quả quýt nhỏ, có thể chứa khoảng 15 – 30ml sữa.
- Ngày thứ 10 sau sinh: Dạ dày của bé có kích thước to bằng một quả chanh to, có thể chứa khoảng 45 – 60ml sữa.
- Từ 1 tháng tuổi: Dạ dày của bé nở rộng ra, có thể chứa từ 80 – 150ml mỗi lần ăn.
- Từ 6 tháng đến 1 tuổi: Dạ dày đang trong quá trình hoàn thiện và kích thước cũng to lên đáng kể, có thể chứa khoảng 200 – 250ml sữa.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi, tháng tuổi
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo ngày tuổi và tháng tuổi. Để đảm bảo có thể điều chỉnh lượng sữa phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn, các mẹ cần nắm rõ được sự thay đổi lượng sữa tùy theo ngày tuổi.
Lượng sữa của trẻ sơ sinh thường bao gồm 4 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có một định lượng sữa khác nhau. Cụ thể:
- Từ 0 – 1 tháng tuổi: Lượng sữa ít, cữ bú nhiều lần;
- Từ 1 – 3 tháng tuổi: Lượng sữa tăng lên, cữ bú giảm dần;
- Từ 4 – 6 tháng tuổi: Lượng sữa tăng ở mức ổn định;
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: Lượng sữa tăng, bé bước vào giai đoạn vừa bú mẹ vừa ăn dặm (1).
Thực tế, sẽ không có một con số cụ thể nào về lượng sữa cho trẻ sơ sinh vì cân nặng, tuổi tác, khả năng phát triển và các yếu tố khác ở mỗi bé là khác nhau. Vì thế, bảng lượng sữa cho bé sơ sinh chỉ mang tính chất tham khảo, giúp các mẹ dễ tính toán cũng như xác định được lượng sữa cần thiết cho trẻ dựa vào độ tuổi của bé. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh nên được cho bú theo nhu cầu, khi bé có dấu hiệu đói.
1. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh 7 ngày đầu tiên
Từ kích thước dạ dày của trẻ, có thể xác định được lượng sữa cho trẻ theo từng ngày như sau:
Ngày tuổi Lượng sữa Cữ bú tương đương Ngày 1 5 – 7 ml 8 – 12 cữ bú Ngày 2 14 ml 8 – 12 cữ bú Ngày 3 22 – 27 ml 8 – 12 cữ bú Ngày 4, 5, 6 30 ml 8 – 12 cữ bú Ngày 7 35 ml 8 – 12 cữ bú
Lưu ý, nếu là sữa mẹ thì mỗi cữ bú sẽ cách nhau khoảng 2 tiếng, nếu là sữa công thức sẽ cách nhau khoảng 3 tiếng. Lượng sữa thực tế mẹ hãy điều chỉnh tăng giảm phụ thuộc vào lượng ăn của trẻ sơ sinh. (2, 3)
2. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ tuần thứ 2 – 3 tháng tuổi
Ở tuần thứ 2 trở đi, dạ dày của bé ít nhiều đã có sự phát triển hơn, ổn định hơn kích thước dạ dày đã to ra. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh như sau:
Tuần tuổi Lượng sữa Cữ bú tương đương Từ 2 – 4 60 – 90 ml 8 – 12 cữ bú Từ 4 – 8 90 – 120 ml 8 – 10 Từ 8 – 12 120 – 150 ml 6 – 8
3. Lượng sữa của trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng tuổi
Khi được 4 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết vận động nhiều hơn, biết lật, biết lẫy, biết cười đùa… Do đó, năng lượng mà bé cần để tiêu hao cũng sẽ nhiều hơn đáng kể. Lượng sữa cho bé cũng thay đổi như sau:
Tháng tuổi Lượng sữa Cữ bú tương đương Tháng 4 120 – 180 ml 6 – 8 cữ bú Tháng 6 180 – 220 ml 4 – 6 cữ bú
4. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi
Từ tháng thứ 7, sự phát triển của bé diễn ra nhanh chóng và liên tục. Thời điểm này, sữa mẹ đã không còn đủ cho nhu cầu của bé. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, nên bắt đầu cho bé ăn dặm (4). Mẹ cần đặc biệt chú ý đến lượng ăn của bé để đảm bảo đủ chất, tránh tình trạng bé bị còi xương, chậm phát triển.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày giai đoạn này sẽ là:
- Tháng thứ 7: 180 – 220ml tương đương 4 – 6 cữ bú;
- Tháng thứ 8: 200 – 240ml tương đương 4 cữ bú;
- Tháng thứ 9 – 12: 240ml tương đương 4 cữ bú.
Xem thêm : Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
CDC Hòa Kỳ khuyên rằng nên cho trẻ bú sữa mẹ trước khi cho trẻ ăn bữa chính, nếu phụ huynh nhận thấy con mình không bú mẹ thường xuyên sau khi cho ăn dặm.
Công thức lượng sữa theo cân nặng
Theo các chuyên gia, tùy vào cân nặng của mỗi trẻ mà có thể tính được lượng sữa cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo cho mẹ, lượng sữa cụ thể cho mỗi trẻ còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bé.
1. Tính lượng sữa cho bé mỗi ngày
Để tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày, bố mẹ hãy áp dụng công thức:
Lượng ăn của trẻ sơ sinh trong một ngày (ml) = cân nặng (kg) x 150 ml
Ví dụ: Bé nặng 4.5kg thì lượng sữa 1 ngày bé cần là: 4.5 x 150 = 825 ml
2. Tính lượng sữa cho bé mỗi cữ ăn
Để tính được lượng sữa cho trẻ sơ sinh ở mỗi cữ ăn, bố mẹ hãy áp dụng công thức “Lượng sữa theo cân nặng” sau:
Lượng sữa theo cân nặng của trẻ (áp dụng cho mỗi cử ăn) = cân nặng (kg) x 20
Ví dụ: Bé nặng 5.5 kg thì mỗi cữ ăn, bé cần 5.5 x 20 = 110 ml sữa
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh có khác nhau giữa sữa mẹ và sữa công thức không?
Các chuyên gia khuyến cáo, lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi ngày khác nhau phụ thuộc vào việc trẻ ăn sữa công thức hay bú sữa mẹ. Trẻ bú sữa công thức sẽ cần một lượng nhiều hơn so với sữa mẹ bởi sữa công thức được trẻ bú bằng bình, dòng sữa chảy ra đều đặn, nhiều hơn so với sữa mẹ tiết ra, do đó sẽ có xu hướng bú được nhiều sữa hơn.
Dấu hiệu bé no, bú đủ sữa
Các bé chỉ bú được một lượng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó khi bé đã bú no mà mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú, sẽ có hiện tượng nôn hoặc trớ. Những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bé đã bú no như: (5)
- Bé không bú, quay đầu đi, nhả ti mẹ;
- Bé dễ bị phân tâm và gây chú ý bởi mọi thứ xung quanh;
- Ngực của mẹ mất cảm giác cứng hoặc chảy sữa;
- Bé ngủ liền mạch từ 45-60 phút, bởi chỉ khi đã ăn no, bé mới có thể chìm sâu vào giấc ngủ.
Cha mẹ nên lưu ý, không nên cho bé bú quá ⅔ thể tích dạ dày, nếu không bé rất dễ bị ọc sữa. Cần cho bé bú sữa non tiết ra trong 72 giờ đầu tiêu sau sinh bởi sữa này chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch trong 6 tháng đầu tiên. (6)
Ngoài ra, một trong những cách giúp mẹ nhận biết trẻ đã bú đủ lượng sữa cho bé hay chưa là hãy ghi nhớ cữ bú của trẻ. Với trẻ sơ sinh, khoảng 2 – 3 giờ một lần bú sẽ tương đương khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Khi trẻ bú, mẹ sẽ cảm nhận được sữa ra đều trong miệng bé và nghe thấy tiếng bé mút ti.
Khi lượng sữa đã đủ, trẻ thường sẽ đi tiểu 6 – 8 lần mỗi ngày, nước tiểu của trẻ thường là không mùi và màu vàng nhạt. Trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau sinh, bé thường đi đại tiện 2 lần mỗi ngày, phân có đặc điểm chuyển từ phân xu sang màu xanh lục hoặc vàng, hoặc từ màu vàng rồi chuyển sang dạng lỏng hơn.
Khi lượng sữa cho trẻ sơ sinh được đáp ứng đủ, bé sẽ có tâm trạng vui vẻ và tự giác nhả bầu ti sau mỗi lần bú. Không chỉ vậy, trẻ được bú đủ lượng sữa sẽ có mức cân nặng nằm trong mức cân nặng tiêu chuẩn và có một làn da trắng, khỏe mạnh.
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa
Một số dấu hiệu cho thấy lượng sữa cho bé chưa được đáp ứng đủ:
1. Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài
Trung bình thời gian bú của bé sẽ rơi vào khoảng 10 – 20 phút một cữ bú. Nếu thời gian bú của con ít hơn khoảng này thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bé bú không đủ sữa. Bên cạnh đó, thời gian lặp lại giữa các cữ bú của trẻ ngắn hơn 3 tiếng cũng được xem là một dấu hiệu cho thấy trẻ chưa được bú đủ lượng.
2. Bé chậm tăng cân
Xem thêm : Huyện đảo có mật độ dân số đông nhất Việt Nam: Được mệnh danh là đảo Tiên, khoảng 2.134 người/km²
Đây được xem là dấu hiệu rõ ràng cho thấy trẻ không được bú đủ lượng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc trẻ sụt cân trong 2 tuần đầu sau sinh là hiện tượng thường gặp bởi đây là dấu hiệu của việc sụt cân sinh lý khi cơ thể bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
Tuy nhiên, tính từ tuần thứ 2 trở đi hoặc trong một thời gian dài mà chỉ số cân nặng của bé không đạt so với tiêu chuẩn thì đó là dấu hiệu của việc bé bú không đủ sữa.
Các bậc cha mẹ có thể dựa vào mức cân nặng chuẩn của trẻ em theo từng giai đoạn để đánh giá cân nặng của bé đạt đạt yêu cầu hay chưa. Theo đó, với mỗi trẻ sơ sinh sẽ có tốc độ tăng cân nhanh từ tuần thứ 2, mức tăng cân khoảng 1 – 1.2 kg mỗi tháng.
Mức tăng cân của bé có thể thay đổi dao động do một số nguyên nhân phát sinh như trẻ bị ốm, biếng ăn sinh lý…Trong trường hợp trẻ tăng cân quá chậm hoặc cân nặng của trẻ bị giảm thì mẹ cần lưu ý nguyên nhân có thể là do trữ lượng sữa cho trẻ sơ sinh chưa đủ.
3. Số tã thay ra ít
Số lượng tã thay ra cũng là dấu hiệu bé bú không đủ sữa dễ nhận biết. Trong đó:
- Từ 1 – 2 ngày sau sinh: 1 – 2 tã ướt / ngày, có phân su màu đen xanh;
- Từ 2 – 6 ngày sau sinh: 5 – 6 tã ướt / ngày, phân lỏng và có màu xanh lá cây nhạt;
- Từ ngày thứ 6 trở đi: 6 – 8 tã ướt / ngày, phân lỏng màu vàng;
- Từ tuần thứ 6 trở đi: 6 – 8 tã ướt / ngày và phân mềm màu vàng nâu.
Nếu mẹ thấy số lượng tã bẩn và tã ướt ít hơn lượng kể trên thì có thể bé đang không được bú đủ sữa mà con cần.
4. Lượng sữa mẹ tiết ra không tăng lên
Lượng sữa mẹ tiết ra ban đầu có thể chưa nhiều nhưng sẽ dần được cải thiện sau vài ngày. Theo y khoa, giữa cơ thể mẹ và cơ chế tiết sữa nhờ vào hoạt động bú, mút của bé luôn tồn tại một sự liên kết kỳ diệu. Điều đó có nghĩa cơ thể mẹ sẽ “thích nghi” tiết ra được lượng sữa đúng với nhu cầu của bé.
Nếu sữa mẹ tiết ra không thấy tăng lên hay thậm chí là giảm đi thì có thể được xem là một dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con hoặc bé bú không đủ lượng sữa cần thiết.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác giúp mẹ có thể nhận biết được bé chưa bú đủ lượng như ngực mẹ mềm hoặc xẹp đi, bé quấy khóc, bé rúc đầu tìm ti mẹ, thường mút tay, bé há miệng chóp chép…
Không đủ lượng sữa cho bé sơ sinh dẫn đến hậu quả gì?
Không biết cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân khiến cho các bậc cha mẹ không thể xác định được trẻ có ăn đủ no hay không; từ đó, dẫn đến tình trạng luôn lo lắng, tạo áp lực nuôi con cho mẹ và cả gia đình, khiến mẹ và những người chăm sóc bé dễ gặp phải tình trạng stress.
Để có thể giải tỏa những vấn đề trên, mẹ thường ép trẻ ăn nhiều hơn bằng mọi cách, gây không khí căng thẳng cho cả mẹ và bé. Điều này có khả năng tạo ra tâm lý hoảng sợ cho trẻ khi ăn uống, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên các hậu quả như trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển trí não…
Không chỉ vậy, trong một số giai đoạn phát triển, trẻ có thể mắc chứng biếng ăn sinh lý. Nếu cha mẹ không tìm hiểu kỹ có thể sẽ mắc sai lầm ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn và vô tình khiến tình trạng biếng ăn sinh lý trở thành biếng ăn bệnh lý.
Thực tế, nếu lượng sữa cho trẻ sơ sinh không đủ sẽ có nguy cơ làm cho bé suy dinh dưỡng, còi xương, và chậm phát triển hơn những bạn cùng trang lứa. Theo các chuyên gia, có thể bổ sung thêm sữa công thức cho bé để bù lại phần thiếu hụt từ sữa mẹ, song sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng hơn cả. Vì vậy để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé sơ sinh, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện, nghỉ ngơi của mình, tạo điều kiện để sữa về nhiều.
Những lưu ý dành cho mẹ về lượng sữa cho bé sơ sinh bú
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ về lượng sữa cho trẻ sơ sinh bú:
- Cần cho bé bú lượng sữa non tiết ra trong vòng 72 giờ đầu tiên sau sinh;
- Không nên cho trẻ bú quá ⅔ thể tích dạ dày trong mỗi cữ bú;
- Nên cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định có nên cho bé bú cữ đêm hay không. Không nên quá ép trẻ nếu trẻ không chịu bú theo cữ vì sẽ tạo cho trẻ tâm trạng sợ hãi, bỏ bú;
- Bé sẽ có hiện tượng sụt cân trong vòng 2 tuần sau sinh, đây là hiện tượng bình thường bởi bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài, mẹ không nên quá lo lắng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về lượng sữa cho trẻ sơ sinh mà Nutrihome muốn giới thiệu đến các bậc cha mẹ. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã tính toán được lượng sữa mà trẻ cần tiêu thụ và có biện pháp trữ sữa đủ cho bé dùng trong thời gian tới. Trong trường hợp mẹ không có đủ trữ lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo như ước tính, hãy nhanh chóng đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp