Trẻ mấy tháng biết hóng chuyện? Mách mẹ cách trò chuyện cùng bé qua từng giai đoạn

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết hóng chuyện

Trẻ mấy tháng biết hóng chuyện? Những tháng đầu đời nuôi trẻ sơ sinh, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong chờ giây phút bé yêu nhà mình biết ê a. Có lẽ, giây phút đó là lúc cả nhà vui vẻ, rôm rả nhất với những tiếng cười đùa, cưng nựng, làm trò cho bé thích thú, để bé hưởng ứng lại.

Vậy mấy tháng trẻ biết hóng chuyện? Cách dạy bé hóng chuyện như thế nào? đó là câu hỏi đổi với những bà mẹ có con lần đầu. Cũng là những thắc mắc, lo lắng của nhiều bà mẹ khi bé yêu của mình chậm hóng chuyện. Các bà mẹ hãy tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!

cjNAKSls2LUQ_6qp5mVZknhFX9oBDurJMvPGttueXcsoV5c0Mwg9BCsg51GkJnc2mIQcKFk1AV4a4GbmoKfZU2BzZyd5EnsoxrNKhjzz6WWfveH3El2QJ9GRzda76fbrXBkGZPwF

Những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh biết hóng chuyện

Hóng chuyện – đó là cụm từ thường dùng cho trẻ sơ sinh. Là từ để chỉ một em bé có những phản ứng trên khuôn mặt như: mắt nhìn vào người đối diện, miệng bập bẹ thành tiếng hoặc há ra “âu ơ”… khi nghe người lớn nói chuyện hoặc đang giao tiếp, chơi đùa với chúng.

Bé thường nhìn và nói chuyện “ầu ơ” theo cách riêng của mình với sự thích thú những đồ vật, bóng bay, hình ảnh vui nhộn đó là sự hóng chuyện. Hoặc bé có thể bập bẹ theo tiếng đơn giản như: ừ, ba, bà, hưởng ứng theo những câu chuyện của người đối diện.

Mấy tháng trẻ biết hóng chuyện?

Không thể có một câu trả lời, cũng như mốc thời gian chính xác khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện? Ở mỗi bé sẽ có khoảng thời điểm này diễn ra khác nhau, cũng như mức độ hóng chuyện khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách của bé hoặc do cha mẹ có hay trò chuyện cùng bé để kích thích bé hay không?

Nhưng theo khảo sát đa số trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng tuổi là biết hóng chuyện. Bé sẽ không hiểu những gì bạn nói nhưng bé rất thích thú khi bạn làm trò, cưng nựng, những đồ vật màu sắc, ngộ nghĩnh, bé có thể cười và phản ứng như dơ chân, hay nói những cụm từ a, à…rất đáng yêu.

W9wwpAkP-WquXu-FAjWQiXhh6KIf8YluaPTRqBn-YIfa3oHENt6JFFjs2eQSofgqyRhx72IR7z2Cs8HGyad327_ZBjUruaMSiSyDvnG4_A6OoZNJcZTmNQBK101fqGC0PZfBOLnt

Trẻ chậm hóng chuyện có nên lo lắng?

Theo quan niệm dân gian trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm là dấu hiệu cho thấy trẻ lanh lẹ, biết nói sớm… Còn các nhà nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng nhiều tới khả năng biết nói sau này của con.

Theo các chuyên gia, có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng nhưng qua 6 tháng tuổi nếu không thấy trẻ phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện với bé thì mẹ hãy cho cho con đi kiểm tra.

Mẹo mách mẹ giúp bé yêu biết hóng chuyện nhanh hơn

Lo lắng, băn khoăn không biết trẻ mấy tháng biết hóng chuyện, thế nhưng mẹ có biết ngay từ khi lọt lòng mẹ bé yêu nhà mình đã cảm nhận được những việc xung quanh, tuy nhiên biểu hiện của bé chưa rõ ràng. Vì thế ở mỗi giai đoạn mẹ cần nói chuyện với con nhiều hơn, cưng nựng con, pha trò, thủ thỉ với con, đưa những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc, bóng bay… đó chính là cách giúp bé yêu phát triển nhanh hơn.

  • Giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi

Giai đoạn này, khả năng nhận thức của bé chưa hoàn thiện, vốn từ chưa nhiều nên mẹ ít khi cảm nhận được dấu hiệu của bé. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, giai đoạn này bé đã biết hóng chuyện những dấu hiệu chưa rõ ràng. Nếu mẹ trò chuyện với bé ở khoảng cách gần 20-25 cm chắc chắn mẹ sẽ được đáp lại bằng cái nhoẻn miệng không điều kiện hay những âm thanh chưa rõ ràng.

Mẹ cũng đừng nghĩ nói chuyện với bé trong giai đoạn này là vô nghĩa nhé! Bé đã biết cảm nhận được giọng nói của mẹ ngay khi trong bào thai đấy.

  • Giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bé đã biết hóng chuyện nhiều hơn ở giai đoạn trước. Khi mẹ trò chuyện bé trong giai đoạn này, bé đã hóng chuyện đáp lại bằng những âm thanh với các từ đơn giản như ê, a, ư, hử, ừ…

Lúc này, mẹ có thể nói chuyện với bé bằng giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ, lắc lư người hoặc nhún nhảy, hát cho con nghe, bé sẽ thấy rất thích thú và cảm giác an toàn khi ở bên mẹ.

FOBUDgW3wOmLfGfGtuynB434oGsY7QahoqevWto0xkZqXW4riZX9ZBPUCYmVkW4FnONG2USZJ7nbNpXtctoRd2BBbhg-I7JULJbBgBrGpyazvHeAmWXBWwW-Wb_up3_mNhnqe3iW

  • Giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã biết vung chân, vung tay linh hoạt hơn rất nhiều khi nghe thấy nguồn âm thanh xung quanh phát ra. Bé để ý những đồ vật và hóng chuyện với những nguồn âm thanh xung quanh mình.

Mẹ hãy chăm chỉ nói chuyện với con thêm một chút, có thể phát ra những âm thanh o, e lặp đi lặp lại để tạo sự chú ý và giúp bé nhìn theo mẹ.

  • Giai đoạn từ 4-5 tháng tuổi

Thời điểm này trẻ sơ sinh đã biết hóng chuyện thực sự, bé cười ra thành tiếng ư, a. Biểu hiện cả những hành động cơ thể như níu tay mẹ khi muốn điều gì đó, hay bé hưởng ứng hóng chuyện với mọi người xung quanh rất lâu bằng ngôn ngữ riêng của bé.

Mẹ hãy chăm hát ru, thủ thỉ những câu chuyện với bé nhé! Bé hóng chuyện rất nhanh và thích thú với giọng của mẹ đấy!

  • Giai đoạn từ 6 tháng trở đi

Đây là giai đoạn nhận thức của bé phát triển rõ ràng nhất. Con có thể bắt chước nói những câu ba, ma…bé cũng bắt đầu tập nói. Mẹ có thể lặp đi lặp lại những từ này giúp con tập nói. Đồng thời chơi và kể chuyện cho bé thường xuyên hơn.

Đây là những chia sẻ kinh nghiệm từ rất nhiều bà mẹ, chuyên gia xung quanh câu hỏi trẻ mấy tháng biết hóng chuyện và cả cách dạy bé hóng chuyện nhanh hơn. Tuy nhiên, ở tùy từng bé mà mức độ cũng như những mốc thời gian sẽ khác nhau. Bố mẹ nên quan sát và trò chuyện thường xuyên hơn với con vừa kích thích sự hóng chuyện của vừa giúp tư duy, nhận biết của trẻ cũng như gắn kết tình cảm nhé!