Trị nhện đỏ bằng nước rửa chén là phương pháp hiệu quả được áp dụng thường xuyên trong quá trình chăm sóc cây trồng và được thực hiện như sau:
Có thể bạn quan tâm
- Tiến hành pha hỗn hợp nước rửa chén với dầu ăn theo công thức 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng nước rửa chén và 2 lít nước sạch.
- Xịt hỗn hợp nước rửa chén đã pha lên cây trồng.
- Đợi 30 phút đến 1 tiếng và dùng vòi xịt vệ sinh sạch, rửa lại cây trồng.
Trong bài viết dưới đây, CleaniS sẽ giúp bạn hiểu tại sao phương pháp trị nhện đỏ bằng nước rửa chén mang lại hiệu quả và Cách thức thực hiện phương pháp này như thế nào?
Bạn đang xem: Trị nhện đỏ bằng nước rửa chén: đơn giản nhưng hiệu quả
Nhện đỏ là một trong những loại côn trùng gây hại khá phổ biến trên cây và xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều giống nhện đỏ khác nhau nhưng đa số chúng đều có những đặc điểm hình thái và cách thức hoạt động gây hại cho cây trồng tương đối giống nhau.
Nhện đỏ có tên gọi khoa học là Tetranychus Urticae, thuộc họ Tetranychidae và thuộc bộ Acarina. Nhện đỏ có 8 chân cùng kích thước vô cùng nhỏ bé chỉ khoảng 0.3mm đến 0.4mm và có lớp lông lưa thưa phủ toàn thân. Mặc dù có tên gọi là nhện đỏ nhưng chúng lại có màu vàng hoặc xanh nhạt trong suốt quá trình sinh trưởng và sẽ chuyển sang màu đỏ vào những tuần cuối cùng của vòng đời. Nhện đỏ có khả năng lan truyền rất nhanh nhờ những cơn gió và có khả năng bám trên các dụng cụ làm vườn và nhờ chính những sợi tơ, màng nhện của bản thân.
Nhện đỏ là loài côn trùng có khả năng sinh trưởng và phát triển cực kỳ nhanh ở tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, mùa khô hoặc khi thời tiết nắng nóng trong khoảng thời gian từ mùa hè đến mùa thu (từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm) là lúc nhện đỏ phát triển mạnh nhất.
Thông thường sau khi bắt cặp từ 2 đến 6 ngày nhện đỏ sẽ bắt đầu quá trình sinh sản. Mỗi lần sinh sản, nhện đỏ có thể đẻ khoảng 70 trứng và những trứng này có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Chúng thường sinh sản trên cây trồng thường là 2 mặt trên và dưới của lá cây, cụ thể là sát gân lá và đặc biệt gắn chặt ở mặt dưới.
Trứng của nhện đỏ rất khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có bề mặt ngoài bóng loáng, hình dạng trông giống hình cầu hoặc hình củ hành. Trong khi đó, ấu trùng của nhện đỏ lúc mới nở nhìn rất giống thành trùng nhưng không phải 8 chân mà chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng này sẽ mất khoảng 5 đến 10 ngày để thay da và trở thành trùng cái hoặc đực. Ấu trùng sẽ thay da 3 lần để trở thành thành trùng cái và chỉ mất 2 lần thay da để trở thành thành trùng đực.
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường, do đó bạn phải chú ý quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng để nhận diện cây trồng có đang bị nhện đỏ tấn công hay không.
- Khi nhìn thật kỹ bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp soi vào từng kẽ lá cây, từng đọt non hay cuống trái và phát hiện thấy có sự tồn tại của nhện đỏ và thấy chúng đang di chuyển thì nên thực hiện ngay phương pháp trị nhện đỏ bằng nước rửa chén.
- Quan sát kĩ bạn có thể phát hiện cây trồng có lá bị héo vàng, bị phồng rộp nhăn nheo hay khi nhìn trên mặt lá và thấy những vùng tròn là bị bạc so với những chỗ khác.
- Bạn có thể phát hiện nhện đỏ tấn công lá, đọt cây trồng bằng ánh sáng xuyên qua các tầng lá. Khi nhìn thật kỹ, bạn sẽ thấy có màng tơ mỏng bao quanh ngọn cây, phía dưới mặt lá và trên đó có những con nhện đỏ li ti như đầu kim và có dấu hiệu chuyển động. Nếu bạn thấy trên đọt cây, lá cây có nhiều sợi tơ mỏng thì nhiều khả năng cây của bạn đã bị nhện đỏ tấn công
Trong trường hợp không thể nhìn bằng mắt thường hay không có kính lúp để phát hiện ra nhện đỏ, bạn có thể dùng tay vuốt mạnh dưới mép của những chiếc lá, ngọn cây. NNgoài ra, bạn có thể dùng một tờ giấy trắng đặt sát dưới nhánh cây rồi lắc mạnh, sau đó đem mảnh giấy ra chỗ sáng nếu phát hiện chó chấm nhỏ li ti thì đó chính là những con nhện đỏ gây hại.
Nhện đỏ gây hại nghiêm trọng đến cây trồng bằng cách quấn mạng nhện trên tán lá cây, ăn mô cây và hút nhựa cây để sinh trưởng. Dưới đây là một số tác hại phải kể đến của nhện đỏ đối với cây trồng.
- Nhện đỏ khi tấn công cây trồng sẽ chích hút mô dịch, nhựa, các chất dinh dưỡng trên lá tạo thành những vết cạp và xuất hiện những chấm nhỏ li ti có vàng. Khi lá cây bị nhện đỏ tấn công nghiệm trọng sẽ chuyển sang màu trắng bạc sau đó trở nên khô cứng và chết. Từ phía mặt dưới của lá, màu vàng này có thể nhìn thấy rất rõ nét.
- Nhện đỏ cũng đặc biệt hứng thú với các chồi non hay nụ hoa. Nên khi nhện đỏ đã tấn công hết lá, chúng sẽ đẩy nhanh tấn công ở mật độ cao và tiến hành hút nhựa ở những chồi non, nhụy hoa khiến cho cành bị khô hay chết đi sau đó. Nhện đỏ tấn công lá cây, chồi non làm cho cây bị hạn chế khả năng quang hợp, thiếu dưỡng chất dẫn làm ảnh hưởng đến chất lượng cây và làm giảm năng suất mùa vụ.
- Ở những cây trồng có trái, nhện đỏ thường sống tập trung ở phần cuống, đáy hay ở những phần lõm của trái. Khi trái, quả còn non, nhện đỏ sẽ tiến hành chích và hút chất dịch ở phần lớp biểu bì và làm vỡ tuyến tinh dầu của vỏ trái. Những vỏ trái bị tấn công sau đó sẽ xuất hiện dấu hiệu biến màu, khô dần và có những đốm sần sùi. Trong dân gian, người ta hay gọi tình trạng này là “da cam” trên vỏ trái. Nếu trái bị nhện đỏ tấn công ở mức độ cao sẽ nứt ra khi lớn không thể ăn được hoặc bị rụng sớm.
- Không những vậy, nhện đỏ còn tấn công hoa của cây trồng làm cho hoa bị thu lại, biến dạng và rụng đi làm giảm năng suất hoa cũng như khả năng đậu trái của cây trồng.
- Ngoài ra nhện đỏ còn là vật trung gian truyền nhiễm, lây lan những mầm bệnh, virus cho cây trồng.
Theo thống kê, nhện đỏ gây hại đến cây trồng và làm giảm 90% hoạt động quang hợp của cây, giảm 78% tuổi thọ, giảm 65% kích thước lá cây và từ đó làm giảm 20-87% năng suất tùy vào giống cây và thời gian bị gây hại. Nhện đỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp nói chung và gây hại nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng.
Để hạn chế lây lan nhanh chóng, hạn chế việc bị gây hại trên diện rộng, bạn có thể nhanh chóng tiến hành trị nhện đỏ bằng nước rửa chén.
Giống như cách diệt chuột bằng nước rửa chén, diệt rệp sáp bằng nước rửa chén, trị bọ trĩ hoa hồng bằng nước rửa chén, trị ve chó bằng nước rửa chén,… thì trị nhện đỏ bằng nước rửa chén là phương pháp vừa đảm bảo an toàn vừa đem lại hiệu quả cao.
Xem thêm : Top 20 Món ngon với trứng gà dễ làm ngon cơm lạ miệng
Trong thành phần nước rửa chén có tính sát khuẩn hoặc có chứa chiết xuất tinh dầu sát khuẩn như bạc hà, sả,….Những chất này không chỉ có khả năng diệt khuẩn vi sinh vật trong thức ăn thừa bám trên chén bát mà còn có tác dụng tiêu diệt nhện đỏ gây hại ở cây trồng.
Nước rửa chén có dạng đậm đặc, sánh, có khả năng bám dính cao nên rất dễ bám vào các bộ phận của cây trồng. Khi bị xịt nước rửa chén, nhện đỏ đang trú ẩn trên cây trồng sẽ bị bao bọc làm tắc đường thở, không có khả năng di chuyển và nhanh chóng chết đi sau đó.
Trị nhện đỏ bằng nước rửa chén có thể thực hiện nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị, có chi phí thấp mà lại đảm bảo không gây hại đến cây trồng và sức khỏe người xịt.
Chuẩn bị:
Để tiến hành trị nhện đỏ bằng nước rửa chén, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu đơn giản sau:
- 1 muỗng nước rửa chén Cleanis
- 1 muỗng dầu ăn thực vật
- 2 lít nước
- 1 bình xịt
3 bước thực hiện chi tiết:
- Đầu tiên, tiến hành pha hỗn hợp nước rửa chén với dầu ăn. Cho 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng nước rửa chén vào 2 lít nước sạch. Khuấy đều để hòa trộn các nguyên liệu này với nhau.
- Trước khi thực hiện trị nhện đỏ bằng nước rửa chén, bạn nên dùng vòi xịt vệ sinh cây trồng trước 1 tiếng. Sau đó dùng bình xịt, xịt hỗn hợp nước rửa chén đã pha lên cây trồng.
- Đợi 30 phút đến 1 tiếng và dùng vòi xịt vệ sinh sạch, rửa lại cây trồng. Nên thực hiện lại phương pháp trị nhện đỏ bằng nước rửa chén sau 7 ngày kể từ lần xịt đầu tiên vài lần để trị dứt điểm nhện đỏ gây hại cây trồng.
- Thực hiện trị nhện đỏ bằng nước rửa chén nên thực hiện vào lúc gần tối khi trời mát để cây trồng không bị cháy lá mà vẫn có thể tiêu diệt được nhện đỏ gây hại.
- Nhện đỏ rất sợ nước, nên thực hiện xịt nước lên cây trồng để cuốn trôi 1 phần nhện đỏ trước khi thực hiện phương pháp trị nhện đỏ bằng nước rửa chén.
- Phải thực hiện xịt nước, vệ sinh lại cây trồng sau khi trị nhện đỏ bằng nước rửa chén để loại bỏ những vùng nước rửa chén còn sót lại.
- Nên phun kĩ, phun đẫm vào các mặt của lá và phải xịt đúng vào nhện đỏ để mang lại hiệu quả cao.
- Cần pha hỗn hợp nước rửa chén đúng tỉ lệ, nồng độ. Nên thử nghiệm trị nhện đỏ bằng nước rửa chén ở 1 nhánh nhỏ của cây cần xịt trước, nếu cây không bị cháy lá mới tiến hành xịt tất cả các cây.
- Có thể tăng thêm hiệu quả cho phương pháp trị nhện đỏ bằng nước rửa chén bằng việc thêm thuốc trừ sâu vi sinh có thành phần như Bacillus thuringiensis. Với hỗn hợp này, nước rửa chén và dầu ăn đóng vai trò là chất bám dính còn thuốc trừ sâu có thành phần Bacillus thuringiensis sẽ đóng vai trò là chất gây độc tố làm tổn thương dạ dày của nhện đỏ.
- Việc thực hiện trị nhện đỏ tương đối khó khăn nên cần phải kiên trì lâu dài.
- Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc rất cao, vì vậy sử dụng các biện pháp sinh học tự nhiên như trị nhện đỏ bằng nước rửa chén sẽ có tác dụng lâu dài và tốt hơn thuốc trừ sâu.
- Nên lựa chọn những sản phẩm nước rửa chén sinh học để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thú cưng, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Ngoài thực hiện trị nhện đỏ bằng nước rửa chén, bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nhện đỏ xâm nhập và gây hại cây trồng.
- Nên dọn sạch sẽ khu vườn, đất trồng sau mỗi mùa vụ thu hoạch.
- Thường xuyên đốt, bỏ các cành, lá, cây bị rụng, loại bỏ các tàn dư không cho nhện đỏ có cơ hội xâm nhập.
- Cần trồng, đắt các cây cách xa nhau, tạo khoảng cách thích hợp, không gian thoáng đãng để lưu thông không khí trong vườn và tránh lây bệnh giữa các cây với nhau.
- Nên tưới nước với áp lực cao để rửa trôi đi loài nhện đỏ gây hại bám trên cây.
- Có thể canh tác xen kẽ thêm 1 vài loại cây thảo mộc như tỏi, cỏ xạ hương, kinh giới,…để xua đuổi những loài côn trùng gây hại.
Mặc dù có nhiều cách để tiêu diệt nhện đỏ gây hại ở cây trồng, nhưng trị nhện đỏ bằng nước rửa chén là một trong những phương pháp sinh học tự nhiên được nhiều người áp dụng và đã thành công. Tuy nhiên, tùy theo mức độ và tình trạng gây hại của nhện đỏ mà hiệu quả đem lại cũng khác nhau. Chúc bạn áp dụng thành công.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp