1. Giấy khai sinh trích lục là gì?
Giấy khai sinh trích lục là cách mà nhiều người vẫn gọi để chỉ bản trích lục khai sinh.
- Top những loại hoa hồng được yêu thích nhất hiện nay
- Bị lừa đảo vay tiền online thì nên làm gì & Gợi ý cách xử lý thông minh
- Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội hiện nay
- Tất tần tật về cung Kim Ngưu (21/4 – 20/5) & vật đem lại may mắn cho Taurus
- Vận Tốc Máy Bay Chở Khách Thương Mại Bao Nhiêu km/h?
Trong đó, trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh việc đăng ký khai sinh của cá nhân tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bạn đang xem: Giấy khai sinh trích lục là gì? Có giá trị như thế nào?
Bản chính trích lục khai sinh được cấp ngay sau khi đăng ký. Bản sao trích lục khai sinh bao gồm bản sao trích lục được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.
(Giải thích theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch về trích lục hộ tịch)
2. Trích lục khai sinh dùng để làm gì? Có giá trị như thế nào?
Nội dung đăng ký khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch bao gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.”
Các nội dung nêu trên là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, bản trích lục khai sinh cũng có đầy đủ này y như giấy khai sinh. Trích lục khai sinh sẽ có thể dùng để chứng minh các thông tin:
– Họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
Xem thêm : Đối tượng của triết học Mác – Lênin
– Giới tính, dân tộc;
– Quốc tịch; quê quán;
– Quan hệ cha, mẹ, con;
– Xác định người thừa kế theo luật;
– Người đại diện; người giám hộ đương nhiên;
– Năng lực hành vi dân sự theo yếu tố độ tuổi.
Trên thực tế, trích lục khai sinh được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Ví dụ như các giao dịch về thừa kế, giao dịch tặng cho có quan hệ huyết thống, các giao dịch mà có chủ thể tham gia là người chưa thành niên, người bị mất, hạn chế năng lực hành vi… cần có người đại diện, giám hộ.
Ngoài ra, trích lục khai sinh còn dùng để chứng minh nhân thân khi thực hiện thủ tục hành chính, chứng minh quan hệ cha – mẹ – con hoặc quan hệ anh – chị – em.
3. Thủ tục xin cấp bản sao trích lục khai sinh
Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch, bản chính trích lục khai sinh được cấp ngay sau đăng ký khai sinh. Sau đó, công dân chỉ được xin cấp bản sao trích lục khai sinh từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.
3.1. Cơ quan thực hiện
Theo Điều 63 Luật Hộ tịch, cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục khai sinh.
Trong đó, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 bao gồm:
Xem thêm : Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập các trường tại TP.HCM ra sao?
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công dân có thể xin cấp bản sao trích lục khai sinh tại
– Bộ Tư pháp;
– Bộ Ngoại giao;
– Cơ quan đăng ký hộ tịch: Thông thường là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu khai sinh có yếu tố nước ngoài).
3.2. Giấy tờ cần chuẩn bị
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn, người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân như: Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền.
3.3. Trình tự thực hiện thủ tục
Căn cứ Điều 64 Luật Hộ tịch, trình tự thủ tục cấp bản sao trích lục khai sinh như sau:
Người yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục khai sinh cho người yêu cầu.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Giấy khai sinh trích lục là gì? Có giá trị như thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp