Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
– Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
Bạn đang xem: Củng cố kiến thức
– Có nhân và màng nhân bao bọc.
– Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
– Các bào quan đều có màng bao bọc.
I. NHÂN TẾ BÀO
1. Cấu trúc
– Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 micrômet.
– Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) dày 6 – 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.
– Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.
2. Chức năng
– Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.
– Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp prôtêin.
Xem thêm : Bà đẻ ăn bí đao được không? Mẹ xem ngay để tránh ăn bí đao sai cách!
II. LƯỚI NỘI CHẤT
1. Lưới nội chất hạt
a) Cấu trúc
– Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia.
– Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.
b) Chức năng
– Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể.
– Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp.
2. Lưới nội chất trơn
a) Cấu trúc
– Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.
b) Chức năng
– Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.
Xem thêm : Mẹ bầu mang thai uống cà phê hàng ngày có thể sinh bé nhẹ cân hơn
– Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.
III. RIBÔXÔM
– Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc.
– Cấu tạo gồm một số loại rARN và prôtêin.
– Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.
– Chức năng của ribô xôm là chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.
IV. BỘ MÁY GÔNGI
1. Cấu trúc
– Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.
2. Chức năng
– Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.
– Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.
– Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) $ longrightarrow$ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.
– Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp