Các nước chấp nhận 2 quốc tịch bao gồm những nước nào? Cùng Casa Seguro tìm hiểu về lợi ích khi sở hữu song tịch và những thông tin xoay quanh vấn đề này nhé.
Về hai quốc tịch
Hai quốc tịch hay còn được gọi là song tịch. Đây là khái niệm dùng để chỉ công dân của một quốc gia này có thể đồng thời mang quốc tịch của một quốc gia khác, mà không bị mất quyền công dân đầu tiên của mình. Các nước chấp nhận 2 quốc tịch có khá nhiều. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia sẽ lại đưa ra những yêu cầu khác nhau.
Bạn đang xem: Các nước chấp nhận 2 quốc tịch và những lợi ích khi mang song tịch
Ví dụ, công dân Anh được mang hai quốc tịch. Nhưng Trung Quốc, Ba Lan hay Montenegro lại không cho phép điều này cho dù bạn có cư trú lâu dài tại đó.
Vậy mang song tịch có những lợi ích gì? Những nước nào chấp nhận 2 quốc tịch và nước nào không chấp thuận điều này? Tham khảo ngay thông tin sau đây.
Những người có 2 quốc tịch có lợi gì?
Khi có song tịch, bạn sẽ được hưởng một số lợi ích cụ thể như:
Quyền lợi chính trị
Công dân song tịch có thể tham gia vào đời sống chính trị của các quốc gia mà họ có quyền công dân. Điều này bao gồm cả quyền bỏ phiếu, ứng cử,…
Làm việc và du lịch
Quyền lợi của người có 2 quốc tịch là bạn có thể di chuyển giữa 2 quốc gia mà không cần phải xin visa. Thời gian lưu trú là vô hạn, tùy vào nhu cầu của họ.
Ngoài ra, song tịch cũng cho phép bạn được làm việc ở cả 2 quốc gia mà không cần giấy phép lao động.
Hưởng các dịch vụ xã hội
Bạn sẽ được hưởng những đặc quyền ở mỗi quốc gia nơi họ là công dân chính thức. Ví dụ như hưởng nền giáo dục, dịch vụ y tế tương đương với công dân của nước đó.
Hai hộ chiếu
Xem thêm : "Số Tài Khoản" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
Là một công dân song tịch, bạn được phép mang cả hai hộ chiếu của hai quốc gia. Có hộ chiếu, bạn không cần phải xin visa dài hạn. Cũng không phải trình bày rườm rà mỗi lần làm thủ tục hải quan.
Quyền sở hữu tài sản
Một số quốc gia sẽ hạn chế quyền sở hữu đất với công dân. Nếu bạn là công dân của cả 2 quốc gia thì bạn có thể mua bất động sản ở cả hai nơi.
Danh sách các nước chấp nhận 2 quốc tịch
Theo khảo sát các nước chấp nhận 2 quốc tịch chiếm khá lớn. Một trong số đó sẽ đặt ra những yêu cầu khắt khe về việc nhập tịch. Ví dụ, Argentina chỉ thỏa thuận cho công dân Italia và Tây Ban Nha được mang 2 quốc tịch. Những người tới từ quốc gia khác muốn nhập tịch vào Argentina phải bỏ quốc tịch gốc.
Dưới đây là danh sách các nước chấp nhận 2 quốc tịch để bạn tham khảo.
Khu vực châu Âu EU
- Albania, Armenia, Bỉ, Bosnia & Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Síp.
- Cộng hòa Séc, Đan mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland.
- Ireland, Ý, Kosovo, Latvia, Luxembourg, Malta.
- Bồ Đào Nha, Romania, Serbia, Slovenia, Tây Ban Nha.
- Thụy Điển, Thụy sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Nga.
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở khu vực châu Phi
- Algeria, Angola, Benin, Malawi, Nigeria, Nam Phi.
Khu vực châu Á
- Bangladesh, Ai Cập, Israel, Bahrain
- Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka, Syria.
Những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch ở châu Mỹ
- Belize, Bolivia, Canada, Mexico, Hoa Kỳ.
- Antigua & Barbuda, Grenada, St.Kitts & Nevis, St.Lucia, Dominica.
- Barbados, Costa Rica, Jamaica, Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Peru.
Châu Đại Dương
- Australia, New Zealand, Vanuatu.
Có thể nói, các nước chấp nhận 2 quốc tịch là khá nhiều. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ bởi mỗi một quốc gia sẽ có những yêu cầu nhập tịch khác nhau.
Người Việt Nam được mang mấy quốc tịch?
So với các châu lục khác, rất ít quốc gia châu Á cho phép công dân mang song tịch. Vậy người Việt Nam được mang mấy quốc tịch?
Theo điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, mỗi một công dân Việt Nam sẽ chỉ được mang 1 quốc tịch. Tuy nhiên, vẫn có 04 trường hợp ngoại lệ, được nêu rõ trong điều 13, 19, 23, 37 của bộ luật này.
Trường hợp người Việt Nam đi định cư ở nước ngoài
Trong khoản 2, điều 13, nếu công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2019 thì vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam.
Người nước ngoài muốn nhập tịch vào Việt Nam
Trong điều 19 có quy định, trường hợp được nhập tịch vào Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch trước đó nếu:
- Có mối quan hệ thân thích với công dân Việt Nam. Ví dụ: Vợ/chồng/bố/mẹ/con đẻ.
- Đem lại lợi ích hoặc có công với tổ quốc Việt Nam.
Nhập tịch lại
Xem thêm : Tại sao đạo Thiên Chúa không được làm công an?
Trường hợp muốn trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ quốc tịch hiện tại phải đáp ứng tiêu chí theo điều 23.
- Có vợ/chồng/bố/mẹ/con đẻ là công dân Việt Nam.
- Người có công với tổ quốc.
- Mang lại lợi ích cho nhà nước Việt Nam.
Trẻ em Việt Nam người nước ngoài nhận nuôi
Trẻ em Việt Nam có bố/mẹ nuôi là người nước ngoài sẽ vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam, điều này ghi rõ trong điều 37 Luật Quốc tịch.
Các nước không cho phép công dân mang song tịch
Bên cạnh các nước chấp nhận 2 quốc tịch, vẫn có các quốc gia không cho phép điều này.
Tham khảo danh sách các nước không cho phép công dân mang song tịch dưới đây.
- Afghanistan, El Salvador, Lithuania, Singapore, Andorra, Estonia.
- Malaysia, Áo, Georgia, Montenegro, Tanzania, Azerbaijan.
- Ấn Độ,Thái Lan, Bahrain, Indonesia, Nepal, Ukraine.
- Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
- Djibouti, Kazakhstan, Ả Rập Saudi, Venezuela.
Ngoài ra, một số nước như Hà Lan, Slovakia, Áo… vẫn sẽ cho nhập 2 quốc tịch nhưng phải đáp ứng yêu cầu khắt khe. Ví dụ như Singapore chỉ cho phép công dân mang 2 quốc tịch khi chưa đủ 18 tuổi. Đủ 18 tuổi, công dân chỉ được mang 1 quốc tịch duy nhất.
Hay như Panama, nếu một người nước ngoài trở thành công dân nước họ sẽ phải bỏ quốc tịch đầu tiên. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác không công nhận. Do đó, người nước ngoài không phải từ bỏ quốc tịch trước đây của mình.
Một số thắc mắc về 2 quốc tịch
Mang hai quốc tịch có hạn chế gì?
Nhiều quyền lợi cũng đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm.
- Bị ràng buộc bởi luật pháp của cả 2 quốc gia.
- Nộp thuế gấp đôi.
- Thủ tục hành chính phức tạp.
Tối đa một người có thể nắm giữ bao nhiêu quốc tịch?
Tùy thuộc vào đất nước mà người đó sinh sống sẽ quyết định tới việc nắm giữ số lượng quốc tịch khác nhau. Trong một số trường hợp vì lý do gia đình thì việc mang song tịch sẽ thuận lợi cho việc di chuyển. Nhóm người này sẽ có 2 quốc tịch là nơi họ sinh ra và quốc tịch nơi gia đình họ sinh sống.
Đối với những người làm đầu tư thì có thể làm nhiều quốc tịch để thuận lợi cho việc kinh doanh. Thường sẽ có 4 – 5 quốc tịch.
Trên đây là một số thông tin về các nước chấp nhận 2 quốc tịch và những lợi ích khi mang song tịch. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề đa quốc tịch khi định cư nước ngoài. Ghé thăm Casa Seguro thường xuyên để đón đọc các bài viết về chủ đề này nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp