Câu hỏi:
Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. Đánh du kích.
Bạn đang xem: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
B. Phòng thủ.
C. Đánh lâu dài.
D. “Tiến công trước để tự vệ”.
Đáp án đúng D.
Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương là “Tiến công trước để tự vệ”, ông đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới Đại Việt.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D
Xem thêm : Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
– Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chính, xã hội trong nước; cấm buôn bán ở biên giới, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc, xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.
– Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng. Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.
– Sớm phát hiện được mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó, Thái úy Lý Thường Kiệt đươc cử làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
– Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “tiến công trước để tự vệ”. Ông thường nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”, do đó ông đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới Đại Việt.
Thực hiện: Mục tiêu đánh thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm là căn cứ xuất phát, là địa điểm tập trung lương thực, vũ khí tiến hành những trận đánh thăm dò Đại Việt của Nhà Tống.
– Cuối năm 1075, 10 vạn quân ta, chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống:
+ Đạo quân bộ vượt biên giới đánh lên Châu Ung.
Xem thêm : 9 loại trái cây không hạt từng ‘làm mưa làm gió’ cho thu lời ‘khủng’
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy, đổ bộ vào Châu Khâm… rồi từ đó tiến về phía thành Ung Châu.
– Trên đường tiến quân, để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt nói rõ mục đích tự vệ của mình.
– Sau 42 ngày đêm công phá ta chiếm được thành, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
Ý nghĩa: Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.
– Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: Ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.
– Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
– Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp