Phương pháp trừu tượng hoá khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên và tạm thời để xem xét những cái cốt lõi, ổn định, điển hình lặp đi lặp lại, trên cơ sở đó nằm được bản chất hiện tượng, quá trình kinh tế tiến tới khái quát và xây dựng phạm trù, quy luật phản ánh bản chất đó.

Để đảm bảo thành công của phương pháp trừu tượng hóa, cần phải quán triệt những yêu cầu bắt buộc: (i) quan điểm hệ thống, toàn diện trong nhận thức và ứng xử đối với hiện tượng, quá trình kinh tế; (ii) thống nhất giữa cái chung và cái riêng; (iii) thống nhất giữa logic và lịch sử; (iv) từ cụ thể tới trừu tượng phải được bổ sung bằng quá trình ngược lại từ trừu tượng tới cụ thể. Mác coi quá trình đi từ cụ thể tới trừu tượng, rồi lại từ trừu tượng đến cụ thể là “phương pháp khoa học đúng đắn”.

Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, luận văn giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Diễn Châu, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Diễn Châu và thấy được xu hướng, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

2.2.2. Phƣơng pháp logic – lịch sử

* Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng lịch

sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng.

Đề tài đã vận dụng phương pháp này để nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành qua các thời kỳ, giai đoạn gắn với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đó trong giai đoạn sắp tới.

Đây là phương pháp xem xét và trình bày quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trương, các nhân tố… có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời, đặt vấn đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phương pháp này có thể cho ta thấy được bức tranh toàn diện về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu.

* Phương pháp logic

Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Luận văn trình bày các sự việc và đưa ra những nhận định đã có chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế – xã hội huyện gắn với triển khai chính sách,

chương trình thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chỉ ra quy luật xu hướng vận động của nó. Chẳng hạn, để thúc đẩy được quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì ngoài những quan điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách của huyện, nó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng thích ứng, tiếp cận người dân địa phương.

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu thu thập phải được xác định xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc đã qua xử lý.

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài thông qua việc nghiên cứu các báo cáo của các cấp, ban ngành liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Diễn Châu, số liệu trên các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các đề tài, luận án, luận văn đã nghiên cứu trước có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông…

2.2.4. Phương pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và các tính toán đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê được chia làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luân. Do đó, mỗi lĩnh vực có tiêng một chức năng của nó, tổng hợp hai chức năng của hai lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.

Phương pháp này được sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghien cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng mới nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Hai phương pháp này được sử dụng trong luận văn như sau:

– Chương 1: luận văn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích những kết quả đã đạt được, những vấn đề chưa làm được. Từ đó, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra kết quả nghiên cứu của các công trình trên: kết quả đã đạt được, những lỗ hổng trong các nghiên cứu để từ đó tìm ra khoảng trống cho luận văn của mình.

– Chương 2: Tác giả tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được dùng trong luận văn, từ đó phân tích từng phương pháp được sử dụng trong luận văn như thế nào.

– Chương 3: phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu ở chương 3, khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội. Đặc biệt, phương pháp

phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trên các mặt như: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành: Công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện điều này, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp các văn bản, chính sách có liên quan của chính quyền huyện Diễn Châu.

Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Diễn Châu theo quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa; phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu thời gian qua.

– Chương 4: phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích quan điểm, mục tiêu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Diễn Châu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Diễn Châu đến 2020, định hướng đến 2025 theo hướng CNH, HĐH.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Nghệ An, huyện l cách thành phố Vinh khoảng 33 km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên là 30.504,67 ha, có 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi, 4 xã vùng bán sơn địa, 9 xã vùng biển, còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Có tọa độ địa lý từ 18o51’31” đến 19o11’05” vĩ độ Bắc và 105o30’13” đến 105o39’26” kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp với các địa phương:

Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu.

Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc.

Phía Đông: Giáp biển Đông.

Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành.

Là địa phương tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: QL 1A, đường sắt Bắc – Nam;QL 7,QL 48, nối với miền Tây Nghệ An và nước bạn Lào; quốc lộ 7B (tỉnh lộ 538) nối với Yên Thành đi các huyện phía Tây,… Đường thủy có kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối sông Cấm, sông Bùng đổ ra biển Đông qua cửa Vạn, cửa Hiền. Có 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát thoải, rộng,… là tiềm năng của huyện trong khai thác phát triển KT-XH theo hướng đa ngành.

* Địa hình

Địa hình Diễn Châu có cả 3 dạng: đồi núi, đồng bằng và ven biển.

a) Vùng đồi núi: Có diện tích khoảng 7.250 ha, gồm 2 tiểu vùng:

– Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: các xã Diễn Lợi, Diễn Phú, Diễn Trung, có độ cao bình quân 200 – 300m, đỉnh Thần Vũ cao nhất là 441 m, độ dốc bình quân trên 15o chiếm khoảng 80%, độ dốc dưới 15o

khoảng 20%.

– Tiểu vùng đồi thấp Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80-150m; độ dốc chủ yếu từ 15-20o.

Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá (núi Mụa, núi Mộ Dạ), khu vực Diễn Lâm có dải đồi thấp với độ cao 20-80m, 85% diện tích có độ dốc 8-15o, diện tích còn lại có độ dốc dưới 8o.Đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục hồi và phát triển lâm nghiệp, sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 15.500 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5-3,5m. Gồm các xã: Diễn Liên, Diễn Xuân, Diễn Thọ, Diễn Tháp, Diễn Thái, Diễn Đồng, Diễn Nguyên, Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Hạnh, Diễn Quảng, Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng, Diễn Cát, Diễn Phúc, Diễn Tân, Diễn Lộc, Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Hoa, Diễn An, Diễn Phong, Diễn Mỹ, Diễn Hoàng và thị trấn Diễn Châu. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng chỉ từ 0,5-1,7m, thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

c) Vùng ven biển:Phân bố ở khu vực ở phía Đông QL 1 A, gồm các xã: Diễn

Hùng, Diễn Hải, Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Kim, Diễn Vạn, Diễn Thành, Diễn Thịnh và Diễn Trung. Diện tích khoảng 7.740 ha, độ cao của vùng này từ 1,8-3m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường, khi có bão dễ gây ngập mặn.

* Khí hậu

Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết như sau:

a) Chế độ nhiệt:Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4oC, phân hóa

theo mùa khá rõ nét (cao nhất 40,1oC và thấp nhất 5,7oC). Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng.Tổng tích ôn lớn hơn 8.000o

C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm.

b) Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí

– Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những vùng chân đất cao.

Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.

– Lượng bốc hơi bình quân của huyện khoảng 986 mm/năm. Các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây khô hạn trong vụ xuân hè.

– Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 85%, thời kỳ độ ẩm không khí