Chiều 2/6, các đại biểu Quốc hội có phiên thảo luận tại tổ về dự thảo luật Tạm giam, Tạm giữ và dự thảo luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Tại đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng dẫn báo cáo của công an cho thấy một số lượng không nhỏ người chết trong thời gian tạm giữ, tạm giam, do tự sát hoặc do bệnh.
Bạn đang xem: Tử hình bằng tiêm thuốc độc tốn kém hơn xử bắn?
Ông Hùng kể khi hỏi cán bộ công an sao không thiết kế buồng giam để người muốn tự sát cũng không thực hiện được, họ thừa nhận có những cơ sở chưa thực sự đảm bảo an toàn, thậm chí có người tự sát trong tư thế ngồi.
Đại biểu yêu cầu quy định rõ trong luật về tiêu chuẩn an toàn khi thiết kế buồng, phòng tạm giữ, tạm giam.
“Cũng cần bổ sung quy định ngay từ khâu sàng lọc ban đầu đã phải tính đến những người có bệnh nguy cơ tử vong bất thường như cao huyết áp, tim mạch… Nếu không bị tạm giữ, tạm giam thì những người đó có chết không, hay vì thiếu thuốc, không được chăm sóc y tế kịp thời nên tử vong” – ông Hùng nêu chi tiết.
Xem thêm : Nước rau lang luộc có uống được không và có chất dinh dưỡng không?
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu – Thứ trưởng Bộ Công an (đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá) cho biết Bộ này đã dày công tổng kết 16 năm thực hiện công tác quản lý tạm giam, tạm giữ để làm cơ sở xây dựng dự luật này. Trước đây, việc quản lý chung được giao cho văn phòng cơ quan đảm nhiệm nhưng thực tế thấy cơ quan này không thể đáp ứng yêu cầu nên từ 2010 Bộ đã lập thêm Cục quản lý hoạt động giam giữ đặt trong Tổng Cục 8 (Tổng Cục Thi hành án và hỗ trợ tư pháp) để chuyên làm công tác này.
Hiện Bộ Công an đang quản lý 70 trại tạm giam (2 trại của lực lượng cảnh sát, 2 trại thuộc an ninh, 3 trại của Công an Hà Nội, 2 trại của Công an TPHCM và mỗi tỉnh thành khác đều có 1 trại); 708 nhà tạm giữ ở tất cả các cơ quan Công an cấp quận, huyện.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ tỏ ý nghi ngờ với thông tin Thứ trưởng Công an đưa ra vì theo ông Bộ, nhà tạm giữ nào cũng “đèo” thêm 2 phòng được cơi nới, cho áp dụng chế độ tạm giam nên rất khó kiểm soát.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cảnh báo, việc giám sát án oan, sai vừa qua của UB Thường vụ Quốc hội cho thấy, mọi hoạt động dẫn đến oan sai như bức cung, nhục hình, mớm cung, dụ cung đều xảy ra trong giai đoạn tạm giam tạm giữ này nên phải “gỡ tắc” từ chính khâu này.
Xây phòng tiêm thuốc độc tốn hơn làm trường bắn
Xem thêm : Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Đi sâu vào vấn đề chế độ giam giữ người bị kết án tử hình, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) nhận xét, đây là việc hết sức phức tạp, gây cả áp lực với người chờ thi hành án và đơn vị giam giữ bị án. Ông Đương đề xuất thành lập các trại giam riêng ở các khu vực thi hành án tử.
Cùng quan điểm với ông Đương, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) cũng khẳng định, giam giữ người bị kết án tử hình rất phức tạp mà nhà tạm giam của tỉnh không quản lý nổi. Ông Ánh cũng kiến nghị xây dựng trại tạm giam riêng gần những nơi thi hành án tử hình để đỡ chi phí quản lý đặc biệt; dẫn giải tốn kém đối với những trường hợp này.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ phân tích, giam giữ bị án tử hình, bản chất cũng là tạm giam để chờ xử lý nhưng khó ở chỗ đó là kiểu tạm giam vô thời hạn, không biết phải thực hiện trong bao lâu, chờ trong bao lâu mà đối tượng bị quản thúc dễ ức chế, manh động, càng khó cho công tác quản lý. Ông Bộ kể, có những vụ việc người bị kết án sống trong trại đến 3-5 năm với án tử treo lơ lửng, rất áp lực cho cả người chờ thi hành án và cơ quan giam giữ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu góp lời, áp dụng chế độ biệt giam với người bị kết án tử hình là cần thiết. Về cơ bản, ông Lưu đánh giá, chỗ giam họ tương đối tốt, có cả camera theo dõi nối đến phòng giám thị… Tuy nhiên, thực tế cũng có nơi rất lộn xộn, điều kiện vệ sinh rất kém, giam giữ kéo dài đến 3-4 năm mà điều kiện đảm bảo an toàn không đủ nên cán bộ quản lý rất căng thẳng. Ông Lưu cũng nghiêng về phương án quản lý tập trung những người bị kết án tử hình.
P.Thảo
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp