Y tế cơ sở là gì? Những nguyên tắc trong hệ thống y tế cơ sở

1. Y tế cơ sở là tuyến đầu trong phòng bệnh

Hiện nay, trên cả nước đang có hơn 11.400 trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn, bản… Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất và được kỳ vọng với vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới cơ sở y tế này chưa thích ứng với sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật, sự phát triển của xã hội, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Với khoảng 80% số dân nước ta sống ở vùng nông thôn, thì y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Nghị quyết 20 Hội nghị Trung ương 6, khóa 12 cũng đã đặt ra mục tiêu với ngành y tế là phải bảo đảm “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đầu tư cho y tế cơ sở phải đồng bộ cả 3 lĩnh vực: Chuyên môn, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Trước những hạn chế và bất cập của y tế cơ sở, Bộ Y tế đang tập trung xây dựng mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình với các nguyên tắc: Liên tục – toàn diện – lồng ghép – phối hợp – dự phòng – gia đình – cộng đồng nhằm giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở, qua đó hút người bệnh về với trạm y tế xã, phường.

Đặc biệt, với các trạm y tế chưa có bác sĩ sẽ cử bác sĩ tuyến trên luân phiên về làm việc, điều chuyển đi và đến một số y tá, điều dưỡng, dược sĩ trung học theo yêu cầu của các trạm cùng với tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho viên chức tại trạm. Bộ Y tế cũng cử cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến Trung ương về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Hệ thống y tế Việt Nam có mạng lưới rộng khắp, gần 99% số xã, phường và thị trấn đã có nhà trạm; 87,5% số trạm có bác sĩ khám, chữa bệnh; 97% số trạm có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 75% số thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, trong đó ở nông thôn, miền núi là 96%.

Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản được triển khai hiệu quả, sâu rộng như tiêm chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Đến nay, ngành y tế đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại khoảng 80% tổng số trạm y tế. Đáng chú ý, chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến huyện ngày càng tăng, nhiều đơn vị đã thực hiện được các kỹ thuật của tuyến trên, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân lên đến gần 50% số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện, trung tâm y tế huyện…

Theo đánh giá của Bộ Y tế, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng chất lượng công tác khám, chữa bệnh còn hạn chế, nhất là ở các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa do thiếu cán bộ y tế.

Cả nước vẫn còn khoảng 20% tổng số xã chưa có bác sĩ, phải luân phiên bác sĩ từ tuyến huyện về khám, chữa bệnh một số ngày trong tuần để người dân dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám bệnh.

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều trạm y tế xã năng lực chuyên môn của thầy thuốc còn yếu, chưa thực hiện hết danh mục kỹ thuật theo quy định, cho nên chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Y tế theo nghĩa rộng có thể hiểu đó là lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tính chất chăm sóc sức khỏe được thể hiện cao hơn trong nhu cầu toàn diện của nhân dân. Người dân tiếp cận y tế trong nhu cầu khám chữa bệnh, thẩm mỹ, dịch vụ khác.

Thể hiện phạm vi rộng từ hoạt động vệ sinh môi trường sống và làm việc, dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật đến việc khám và điều trị bệnh. Y tế đề cập đến vấn đề sức khỏe cũng như hoạt động liên quan trong cuộc sống. Từ đó mang đến chất lượng nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp y tế tiên tiến để cải thiện sức khỏe, nhu cầu khác của nhân dân.

Theo nghĩa hẹp, y tế là những hoạt động phòng chống và điều trị bệnh tật cho nhân dân. Tức là chỉ tập chung vào cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh.

2. Các hoạt động được thực hiện trong lĩnh vực y tế:

Hoạt động phòng chống bệnh tật được triển khai trên thực tế rất rộng. Bao gồm:

+ Công tác vệ sinh môi trường sống và làm việc liên quan đến gây bệnh (bệnh do nhiễm khuẩn, lây lan và bệnh nghề nghiệp). Để cải thiện chất lượng, chữa bệnh bằng phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất.

+ Tiêm chúng, giáo dục y học cho cộng đồng, thể dục dưỡng sinh.

Hoạt động khám và điều trị bệnh cho nhân dân là hoạt động cơ bản nhất của ngành y tế. Ngành này cũng được nghiên cứu để phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho người dân.

3. Quản lý nhà nước về y tế:

Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Do đó hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bằng các chủ thể và cơ quan được phân công quản lý. Chủ yếu là bằng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên lĩnh vực y tế. Hướng đến đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế cung cấp đến người dân. Cũng như các cán bộ, nhân viên làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Nhằm hướng đến thỏa mãn những nhu cầu hợp pháp của con người về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội về sức khỏe con người. Đảm bảo chất lượng công việc của lực lượng quản lý, lãnh đạo, làm việc trong ngành.

4. Hệ thống y tế Việt Nam:

Lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng:

Bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng từ Trung ương đến địa phương. Mang đến sự tiếp cận dễ dàng, tiện ích cho nhu cầu của người dân. Bao gồm cả các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các ngành khác.

Tập trung chủ yếu ở các cơ sở điều trị gồm các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế. Đảm nhận các công tác khám, chữa bệnh theo tiêu chuẩn cũng như phối hợp với các công tác quản lý nhà nước khác.

Tỷ lệ giường bệnh chung của Việt Nam là 22,80/10 000 dân.

Lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng:

Tại tuyến Trung ương, gồm có các viện Trung ương, viện khu vực, phân viện và một trung tâm.

Tại địa phương, ở tất cả các tỉnh thành phố đều có Trung tâm Y tế dự phòng. Từ đó đảm bảo người dân không bị phân biệt khi tham gia các nhu cầu chăm sóc y tế. Một số tỉnh còn có Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống sốt rét, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.

Ngoài ra còn có các Trung tâm y tế cho các ngành khác nhau: công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp và bưu điện. Đảm bảo tiếp cận cho các chủ thể tham gia hoạt động nghề nghiệp đặc thù.

Lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học:

– Gồm có các trường Đại học Y, Dược và Khoa y, các trường Cao đẳng y tế, các trường Trung học y tế, trường Kỹ thuật thiết bị y tế. Trong đó bao gồm:

+ Trường Đại học Y-Dược (15 Trường Đại học Y, Dược, Y tế Công cộng, Điều dưỡng);

+ Hệ thống các Trường Cao đẳng Y tế (04 trường).

+ Hệ thống các Trường Trung học và dạy nghề (58 Trường Trung học Y tế, 01 Trường Kỹ thuật thiết bị Y tế, 04 Trung tâm đào tạo cán Bộ Y tế, 04 Lớp trung học Y tế).

– Các cơ sở đào tạo này có thể trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trực thuộc Sở y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Nhà nước quản lý, điều chỉnh phù hợp hoạt động của các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo có thể là thành phần Nhà nước hoặc tư nhân.

– Các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao: như Viện Vệ sinh dịch tễ vaccin và sinh phẩm, Trung tâm nghiên cứu.

Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm:

– Về kiểm nghiệm, kiểm định:

+ Có một Viện kiểm nghiệm.

+ Một phân viện kiểm nghiệm.

+ Một Trung tâm kiểm định quốc gia sinh phẩm y học.

+ Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Hoạt động giám định:

+ Được thực hiện ở cả cấp trung ương (Viện giám định y khoa, viện pháp y) và cấp tỉnh (hội đồng giám định y khoa, y pháp và tâm thần). Để thực hiện chức năng giám định nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu phối hợp.

+ Các đơn vị này làm nhiệm vụ giám định sức khỏe, bệnh tật cho nhân dân.

+ Viện y pháp thực hiện nghiên cứu về y pháp trong ngành y tế, giám định mức độ tổn thương, mức độ tổn hại sức khỏe, giám định tử thi, hài cốt, giám định nguyên nhân gây chết. Từ đó giúp các cơ quan nhà nước quản lý, điều tra và xác định tội phạm.

– Kiểm định và kiểm nghiệm:

+ Bao gồm hoạt động của các viện kiểm nghiệm, phân viện kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm định quốc gia.

+ Các cơ sở này thực hiện các xét nghiệm, các nghiên cứu, xây dựng chuẩn cho các xét nghiệm và kỹ thuật y học trong nước.

Lĩnh vực dược – thiết bị y tế:

Các cơ quan, tổ chức thuộc thành phần nhà nước hoặc tư nhân đều được tham gia trong lĩnh vực này. Nhằm cung cấp các thiết bị chất lượng, giá thành phù hợp trong nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế.

– Gồm có:

+ Các cơ quan quản lý dược, thiết bị y tế trực thuộc bộ.

+ Các viện kiểm nghiệm dược và trang thiết bị y tế.

+ Các tổng công ty và công ty dược.

+ Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Cá nhân hoạt động chủ yếu là các dược sĩ và dược tá được đào tạo tại các trường đại học và trung cấp dược.

Lĩnh vực giáo dục, truyền thông và chính sách y tế:

– Gồm có:

+ Viện thông tin – Thư viện Y học trung ương,

+ Viện Chiến lược và Chính sách Y tế,

+ Trung tâm Truyền thông Giao dục sức khỏe tuyến trung ương và tuyến tỉnh,

+ Báo sức khỏe và đời sống.

Nhằm tiếp cận, giáo dục, mang đến nền tảng kiến thức cũng như chuyên môn tốt. Giúp các chủ thể nắm được vai trò, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Giúp người dân được tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời trong hoạt động y tế.

+ Một số tạp chí khoa học y học như Tạp chí y học Việt Nam, Y học thực hành, Dược học, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, Tạp chí thông tin y học, Tạp chí nghiên cứu y học,… Các tạp chí này phải được hoạt động trong ngành nghề quản lý của nhà nước.