Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Củ gai an thai có thật sự tốt?

Thu hái:

Củ gai có thể được thu hoạch vào bất kỳ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Củ gai được đào lên, về rửa sạch đất phơi hay sấy khô.

Công dụng:

Theo y học cổ truyền, củ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc; quy kinh Thận, Bàng quang. Công dụng: Tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lở, thông tiểu tiện , lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải độc, có ích trong việc điều trị các chứng bệnh như xuất huyết do huyết nhiệt, phong thấp, tê mỏi chân tay, nhiệt độc ung thũng, mụn nhọt mưng mủ, tiểu rắt… do ứ nhiệt.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, củ gai tươi được cho là mang lại nhiều tác dụng an thai cho mẹ bầu.

Hoạt chất hóa học:

Hiện tại y học hiện đại chưa có nhiều nghiên cứu về củ gai, mới thấy có axit chlorogenic là một loại tani, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic.

Tác dụng dược lý:

  • Hàm lượng acid chlorogenic trong củ gai có tác dụng tăng cường hiệu lực của hormone tuyến thượng thận adrenalin giúp làm thông tiểu tiện cũng như kích thích sự bài tiết mật.
  • Đồng thời, dược liệu còn có khả năng ức chế tác dụng của trypsin và pepsin là hai protease chính trong hệ tiêu hóa của con người. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn ghi nhận khả năng chống vi trùng cùng như tác dụng diệt nấm của củ gai.
  • Bên cạnh đó, acid chlorogenic còn được cho là có tác dụng chống oxy hóa cao hơn gấp 10 lần vitamin E. Nhờ đó mà có thể ngăn chặn các tình trạng như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch.
  • Dịch chiết bằng cồn từ cây Gai trên ống nghiệm có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Trên thí nghiệm cắt đuôi chuột nhắt để xác định thời gian chảy máu, thuốc có tác dụng cầm máu.
  • Trên chó thí nghiệm gây xuất huyết dưới da bằng cách dùng chất cobalt để chiếu xạ thì dạng chế phẩm trên của củ Gai có tác dụng làm giảm hiện tượng xuất huyết một cách rõ rệt.

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu?