TS-BS. Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời: Hầu hết chúng ta đều biết rằng uống nước dừa đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta nên tìm hiểu thêm về việc sử dụng nước dừa đúng cách, để đảm bảo cải thiện sức khỏe thật tốt.
>>> Bác sĩ 24/7: Không nên gội đầu vào khung giờ này vì dễ đột quỵ!
Bạn đang xem: Bác sĩ 24/7: Trời nóng, uống nước dừa mỗi ngày có tốt?
Xem thêm : Ăn bơ có béo không: 3 cách ăn bơ giảm cân, eo thon bụng phẳng hiệu quả
Quả dừa là một loại trái cây cực kỳ dễ tìm kiếm và giá thành tương đối rẻ, đặc biệt nhờ có hương vị ngọt lành nên mùa hè nào nước dừa cũng “đắt hàng”. Nhưng cần lưu ý rằng thói quen uống nước dừa nhiều hằng ngày hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống 1 trái dừa (tương đương khoảng 500 ml), mỗi tuần chỉ dùng từ 2 – 3 trái dừa. Nếu uống quá liều lượng trên, nguy cơ sẽ mắc phải những tác dụng phụ dưới đây:
Làm hạ huyết áp quá mức
Nước dừa được đánh giá là thức uống bổ sung nguồn khoáng chất kali khá dồi dào – một trong những dưỡng chất cần thiết với người bệnh điều trị cao huyết áp. Nhưng cũng chính vì lý do đó, nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp quá mức, gây hoa mắt chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu.
Gây đầy bụng
Khi tiếp nạp lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ rất khó tránh khỏi nguy cơ bị chứng đầy hơi chướng bụng. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên và khiến bạn cảm thấy ậm ạch khó chịu.
Nguy cơ tăng đường huyết
Xem thêm : Bà bầu có được dùng dầu gió Phật Linh không
Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100 ml nước dừa có chứa khoảng 5 g chất đường bột. Do vậy, với những đối tượng đang điều trị bệnh tiểu đường thì nên kiểm soát tốt lượng nước dừa uống hằng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.
Mất cân bằng chất điện giải
Mất cân bằng chất điện giải hay còn được biết đến là rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Theo đó, liên tục uống nước dừa sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.
Tăng áp lực cho thận
Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần đi tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải làm việc “gắng sức” để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng lên tạm thời, song nếu kéo dài thì chức năng của thận sẽ suy giảm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp