Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể chúng ta, là thành phần cấu thành nên huyết sắc tố của hồng cầu. Nếu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt gây ra tình trạng thiếu máu vô cùng nguy hiểm.
- 4 cung hoàng đạo thống lĩnh trong 12 chòm sao
- Ranh giới giữa hành vi tội phạm với hành vi không phải là tội phạm
- Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Đặt lịch bác sĩ chuyên khoa 1 tại AiHealth
- Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm
- Những màu tóc nâu rêu mà chị em chỉ muốn chạy ngay ra tiệm để nhuộm cho kịp chơi lễ
Uống bổ sung sắt đúng cách
Muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, bạn cần bổ sung sắt bằng các thực phẩm bổ sung sắt qua các bữa ăn hàng ngày và uống thêm viên sắt. Sắt chứa nhiều trong:
Bạn đang xem: Uống bổ sung sắt đúng cách như thế nào? Uống thời điểm nào trong ngày?
- Các loại hạt như: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt óc chó, …
- Các loại rau xanh như: Cải bó xôi, súp lơ xanh,
- Thực phẩm khác như: Đậu phụ, gan, trứng
- Trong hải sản như: Tôm, cua, sò, hàu, trai, ngao,…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàm lượng sắt có trong hải sản là loại heme, dễ hấp thu hơn hàm lượng sắt non-heme có trong thực vật. Chính vì đó, bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh và nhiều năng lượng.
Nếu cơ thể gặp phải tình trạng thiếu sắt kéo dài thì cần bổ sung thêm viên uống sắt. Khi cơ thể đã được cung cấp đủ sắt thì mới chuyển sang việc cân bằng dinh dưỡng và duy trì qua chế độ ăn hàng ngày.
Xem thêm : Tìm m để hàm số không có cực trị | có lời giải
Đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần uống viên sắt kết hợp với acid folic. Bà bầu bổ sung sắt vừa làm giảm nguy cơ và triệu chứng thiếu máu, chống mệt mỏi, đồng thời sẽ tránh một số bệnh cho mẹ và bé như: Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh thai nhi,…
Khi dùng viên sắt thuần tuý sẽ bị táo bón, bạn có thể lựa chọn sản phẩm viên sắt hữu cơ, chứa các thành phần như acid folic, mè đen, vitamin E, vitamin B12, kẽm nano… giúp hấp thụ sắt đồng thời ngăn tình trạng táo bón, nóng trong.
Lượng sắt uống bao nhiêu là đủ?
Bất kỳ đối tượng nào như bà bầu, em bé hay bất kỳ ai cần bổ sung sắt thì nên tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ tư vấn và kê đơn. Liều dùng tùy thuộc vào từng đối tượng và các chế phẩm từ sắt. Bạn nên chú ý và nhớ rằng cần kiểm tra lượng sắt nguyên tố trong từng viên thuốc sắt hay ống sắt dạng nước.
Thông thường, hàm lượng sắt được đề nghị bổ sung là từ 100 – 200 mg sắt nguyên tố, được chia từ 1 đến 3 liều mỗi ngày hoặc dùng cách ngày. Do đó, bạn nên chú ý giờ và uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh bỏ sót ngày nào. Nếu bị quên uống một hôm thì cũng đừng quá lo, bạn hãy bỏ qua liều thuốc quên đó và uống thuốc vào hôm sau như bình thường. Lượng máu trở lại bình thường sau 2 tháng điều trị, tuy nhiên bạn vẫn cần tiếp tục bổ sung sắt trong 6 đến 12 tháng nữa để đảm bảo lượng sắt đủ dự trữ cho cơ thể.
Thời điểm uống sắt hợp lý nhất trong ngày là khi nào?
Uống sắt vào thời điểm nào là tốt nhất trong ngày? Theo bác sĩ chuyên khoa, uống sắt vào sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, đây là thời điểm khi bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài nên đây là khoảng thời gian hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Do đó, mỗi ngày uống sắt vào buổi sáng đều được các chuyên gia khuyến khích.
Xem thêm : Thời gian nhập học đại học năm 2022, thủ tục nhập học đại học 2022 gồm gì?
Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tạo máu cho cơ thể, không chỉ đối với người lớn, phụ nữ mang thai mà trẻ em đang trong quá trình phát triển cũng không thể thiếu sắt được.
Một số tác dụng phụ và biện pháp xử trí khi bổ sung sắt
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích đem lại cho cơ thể thì loại thuốc nào cũng đều gây ra tác dụng phụ không mong muốn, sắt cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà khi bổ sung sắt bạn cần biết để có biện pháp làm giảm các tác dụng phụ này:
- Táo bón và tiêu chảy: Thường thấy khi uống sắt, khi này bạn hãy uống nhiều nước hàng ngày. Nếu bị táo bón nặng thì có thể hỏi bác sĩ để dùng thêm thuốc làm mềm phân.
- Buồn nôn và nôn: Có thể xảy ra với khi uống liều lượng sắt cao hơn, vì thế bạn hãy chia nhỏ liều để giảm tác dụng phụ này.
- Đi ngoài phân đen: Đây là dấu hiệu bình thường khi uống bổ sung sắt. Nhưng nếu phân có màu hắc ín hoặc vệt đỏ, đồng thời có thêm triệu chứng đau tê hay nhói ở bụng thì cần đi khám bác sỹ ngay.
- Ố màu răng: Các dạng sắt lỏng có thể gây ra tác dụng phụ này, do đó có thể pha thêm với nước hoặc với các loại nước hoa quả như nước ép cà chua và uống bằng ống hút. Loại bỏ vết ố vàng răng bằng bột baking soda hoặc kem đánh răng chứa peroxide.
Trên đây là bài viết hướng dẫn uống bổ sung sắt đúng cách. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt cho cơ thể, uống với hàm lượng bao nhiêu, uống thời điểm nào là tốt nhất. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt.
Hạ Hạ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp