Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu
Bạn đang xem: Các chủ thể trung gian trong thị trường
sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể này có vai trò ngày càng quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán.
Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn. Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
Xem thêm : Tác động của địa hình đến khí hậu Việt Nam
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ…Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp…). Những trung gian này cần được loại trừ.
2.3.4. Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, không gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Xem thêm : Công ty chứng khoán đầu tiên công bố kết quả quý 4: Lãi tăng gấp mấy lần
Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của nhà nước.
1. Ăngghen từng nói: “chỉ thông qua biến động của cạnh tranh, từ đó thông qua biến động của giá cả hàng hóa thì quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa mới có thể được quán triệt, thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định giá trị hàng hóa mới có thể trở thành hiện thực”. Hãy phân tích 3 ví dụ thực tế để chứng minh nhận định này.
2. Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai người sản xuất ra loại hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp