Vì vậy, trong mọi giai đoạn cách mạng, việc học tập lý luận chính trị có vai trò và ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoan hiện nay, việc nghiên cứu và học tập lý luận chính trị là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, thường xuyên và lâu dài đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
Lý luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ thống những tri thức, được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tấtnhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và được biểu đạtbằng hệ thống, nguyên lý, quy luật, phạm trù.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ và nhân loại tiến bộ.
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn: Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn; Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng; Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động thực tiễn chủ động, tự giác, bớt mò mẫm, vòng vo.
Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, là một bộ phận quan trọng về lý luận trong lĩnh vực chính trị; mang tính Đảng, tính giai cấp; đồng thời, có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao.
Giáo dục lý luận chính trị là bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn các thế hệ cán bộ cách mạng về vai trò của lý luận. Bác chỉ ra rằng: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”, “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta đã chỉ rõ: “Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa”. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng đánh giá: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý”.
Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã tiếp tục khẳng định: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị.
Lý luận quan trọng như vậy, là vì lý luận chính trị giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,v.v.. phù hợp với quy luật khách quan. Với ý nghĩa đó, việc học tập lý luận chính trị luôn được các cơ sở đào tạo chú trọng, quan tâm hàng đầu.
Xem thêm : Sữa bột Vinamilk Optimum Gold 2 có tăng cân không ?
Trong những năm qua, công tác giáo dục lý luận chính trị được các cấp ủy đảng đặc biệt quan tâm, trong đó, Trung tâm Chính trị Sốp Cộp là nơi trực tiếp đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong huyện. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, công tác đào tạo lý luận chính trị của Trung tâm trong thời gian qua đạt được những kết quả to lớn, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm phục vụ nhân dân. Trong quá trình học tập lý luận chính trị, đa phần học viên chấp hành tốt nội quy, quy chế của Trung tâm, tích cực nghiên cứu, thảo luận làm rõ những vấn đề trong quá trình học tập; phần lớn học viên có tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, xác định đúng động cơ, mục đích học tập từ đó mang lại những kết quả khả quan, số học viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi ngày càng tăng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc, chưa coi trọng việc học tập lý luận chính trị, thậm chí là lười học lý luận chính trị. Hiện tượng này đang diễn ra khá phổ biến ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ cấp trung ương cho đến cấp cơ sở. Thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Trung tâm Chính trị huyện Sốp Cộp cũng cho thấy tình trạng học viên lười học lý luận chính trị có biểu hiện như sau:
Một là, nhiều học viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, thậm chí cá biệt có học viên còn cho rằng đó là việc làm gây mất thời gian, lãng phí thời gian cho công việc chuyên môn của họ. Họ chỉ chú tâm vào việc nhận thức cần thiết phải học tập chuyên môn, nghiệp vụ gắn với công việc mình đảm nhận, ít quan tâm hoặc không hề quan tâm đến học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Hai là, khi học tập lý luận chính trị nhiều học viên chưa thực sự nghiêm túc, học qua loa, đại khái, chiếu lệ, hình thức, tình trạng đi học muộn, về sớm còn diễn ra, tình trạng xin nghỉ học tương đối nhiều. Có học viên đi học với tư tưởng học để có bằng, học để đủ điều kiện để đề bạt, bổ nhiệm trong công tác cán bộ… Chính vì vậy, chưa thật sự toàn tâm, toàn ý cho việc nghiên cứu, học tập.
Ba là, nhiều học viên ý thức học tập chưa tốt, chưa chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương trong nghiên cứu, học tập; chưa chuyên tâm học tập, hiện tượng mất tập trung, làm việc riêng, vừa học vừa điều hành hoặc giải quyết công việc của cơ quan; trong quá trình học tập trên giảng đường nhiều học viên còn chưa tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, không nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp; đi học không mang sách, vở, nên chất lượng học tập lý luận chính trị chưa cao.
Bốn là, học chưa đi đôi với hành; lý luận chưa gắn liền với thực tiễn. Nội dung, tri thức lý luận chính trị chưa được người học vận dụng thiết thực vào thực tiễn công tác với tư cách là “cẩm nang” định hướng giải quyết các vấn đề phát sinh, đòi hỏi của thực tiễn địa phương, đơn vị mình. Có học viên đi học trở về không nắm được nội dung phần học là gì, không sử dụng làm công cụ giải quyết cho công việc chuyên môn của mình.
Nguyên nhân của “bệnh lười học lý luận chính trị” theo tôi xuất phát từ các lý do cơ bản:
Thứ nhất, bản thân người học: Học viên chưa xác định đúng mục tiêu, động cơ học tập lý luận chính trị (chỉ coi học tập lý luận chính trị để lấy bằng cấp, đáp ứng tiêu chuẩn về hồ sơ để đề bạt, cất nhắc, thăng tiến theo quy định của tổ chức); ý thức chính trị, ý thức đạo đức chưa cao nên chưa có được động cơ học tập trong sáng, chưa hình thành ý thức tự giác trong học tập.
Thứ hai, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Hiện nay, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị Trung Tâm Chính Trị huyện Sốp Cộp đang thực hiện theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Ban tuyên giáo Trung ương, tuy nhiên: Việc đổi mới, bổ sung, cập nhật thông tin mới đôi lúc còn chậm; còn trùng lặp, dung lượng kiến thức trong một bài còn lớn, tính logic giữa các bài, các môn và các hệ đào tạo còn nhiều bất cập; thiếu sự liên thông giữa các cấp học, các hệ đào tạo dẫn đến việc cán bộ phải học nhiều lần một số chuyên đề, học phần… những hạn chế đó chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý cho người học.
Xem thêm : Nhụy hoa Atiso đỏ dùng để làm gì?
Thứ ba, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị: Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trung Tâm Chính Trị huyện Sốp Cộp có số lượng 04 đồng chí theo biên chế và 15 giảng viên kiêm chức(100% trình độ từ cử nhân nhân Đại học trở lên). Về cơ bản, đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy tốt. Tuy nhiên, việc các giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đôi lúc còn hạn chế, trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học viên.
Thứ tư, địa phương, đơn vị cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng: Còn tình trạng địa phương, đơn vị chưa quan tâm, tạo điều kiện tối đa để cán bộ, đảng viên yên tâm, tích cực học tập; còn có sự chồng chéo việc sử dụng cán bộ thực hiện công việc tại cơ quan; chưa có chiến lược, kế hoạch sử dụng học viên sau khi hoàn thành các khóa học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị vận dụng các tri thức lý luận vào phục vụ công việc thực tiễn của địa phương, đơn vị.
Để nâng cao chất lượng học tập của học viên Trung tâm Chính trị huyện Sốp Cộp cũng như khắc phục bệnh lười học lý luận chính trị của học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Trung Tâm theo tôi, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt một số giải pháp sau đây:
Một là, đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho học viên về vị trí, vai trò tầm quan trọng của lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên. Đây là giải pháp căn cơ, lâu dài để khắc phục bệnh lười học lý luận chính trị. Cần tuyên truyền để học viên thấy được vai trò trung tâm của mình trong việc học tập, bồi dưỡng; giúp họ nhận thức được việc nâng cao trình độ lý luận là quyền lợi và trách nhiệm của mình; là nhu cầu tự thân, việc làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ suốt cuộc đời, không bao giờ là đủ.
Hai là, cần tiếp tục đổi mới toàn diện công tác giáo dục lý luận chính trị trong toàn Đảng và hệ thống chính trị. Cần tích cực nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung theo hướng thiết thực, gắn với thực tiễn sinh động; cập nhật thường xuyên, kịp thời các kiến thức về các chủ trương mới, cách làm hay, sáng tạo ở các địa phương, các cơ quan, ngành nghề cụ thể, nhất là các kỹ năng giải quyết công việc thực tế của cán bộ, kỹ năng xử lý tình huống chính trị… vào nội dung chương trình học tập, bồi dưỡng.
Ba là, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT. Đối với đội ngũ giảng viên, Nhà trường có kế hoạch và chủ động cử đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và LLCT; yêu cầu quán triệt những quan điểm của Đảng, cập nhật thông tin chính thống để kịp thời bổ sung vào bài giảng.
Bốn là, đối với Trung Tâm Chính Trị huyện Sốp Cộp cần tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, tạo điều kiện tốt nhất cho việc nghiên cứu, học tập lý luận chính trị của cả người giảng dạy và người học.
Năm là, đối với người học: Cần phải xác định đúng động cơ, mục đích của việc học tập lý luận chính trị; tích cực đóng góp ý kiến trong xây dựng bài học, tiếp thu bài giảng của giảng viên, ý kiến của bạn bè để có thêm những bài học kinh nghiệm cho bản thân; gắn những tri thức thu được vào thực tiễn công tác.
Bảy là, đối với các cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ đi học cần chọn, cử cán bộ đi đào tạo đúng đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém, lãng phí. Xác định rõ trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị đào tạo tiến hành nghiêm túc kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của cán bộ, đảng viên được cử đi học. Coi trọng và có kế hoạch bố trí, tạo điều kiện để cán bộ vận dụng kết quả học tập vào thực tiễn công tác. Lấy kết quả học tập, ý thức rèn luyện trong quá trình học tập là một tiêu chí để đánh giá cán bộ.
Lý luận có vai trò quan trọng và việc giáo dục lý luận chính trị, xây dựng nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường và biện pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiền phong của giai cấp và dân tộc vạch ra để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là yêu cầu vừa cấp bách vừa thường xuyên để xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và của Đảng, để Đảng luôn giữ vững vai trò tiền phong. Do đó, nghiêm túc học tập lý luận chính trị, dùng lý luận đã thấm nhuần để phân tích những thắng lợi và thất bại trong mọi mặt công tác, những mặt đúng và sai trong tư tưởng, để không chỉ “bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra trong thực tiễn cách mạng” mà còn góp phần làm cho nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên đối với các vấn đề trong thực tiễn được nâng cao hơn và kết quả hành động thu được sẽ tốt hơn./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp