Vai trò và chức năng chính của Ngân hàng thương mại – Góc học tập – Khoa Đào Tạo Quốc Tế-Đại học Duy Tân

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính giữa doanh nghiệp và các cá nhân bằng cách cung cấp các chức năng thanh khoản thiết yếu trong nền kinh tế thông qua các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Nhận tiền gửi và cấp tín dụng là hai nguồn doanh thu chính của các ngân hàng thương mại, với các khách hàng trải rộng trên một bộ phận rộng lớn của nền kinh tế.

Vai trò của Ngân hàng thương mại

Là một trung gian tài chính, một ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức có quy mô khác nhau, tập hợp người cần vốn (người vay) và người thừa vốn (người gửi tiền) lại với nhau bằng cách cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ lấy khách hang làm trung tâm.

Các chức năng chính của ngân hàng có thể được phân loại như sau.

1. Nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi là một chức năng cần thiết của bất kỳ ngân hàng thương mại nào và đây được xem là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với các hoạt động tài trợ từ bên ngoài. Thu từ tiền gửi là chìa khóa để tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, gắn liền với sự tăng trưởng của danh mục tín dụng và thu nhập lãi của ngân hàng thương mại.

Trước đây, ngân hàng là nơi được tin tưởng giữ tiền mặt và các vật có giá trị để cất giữ an toàn và gười gửi tiền phải trả phí cho các dịch vụ lưu ký. Đây là nguồn thu chính của ngân hang. Tuy nhiên, kể từ khi các ngân hang được phép cho vay một phần lớn lượng tiền gửi của mình để tạo ra thu nhập, tiền mặt và phí lưu ký không còn là nguồn doanh thu chính nữa. Các ngân hàng thương mại chuyển sang chấp nhận tiền gửi và trả lãi để huy động vốn với chi phí thấp nhằm phát triển danh mục tín dụng của mình.

2. Cấp tín dụng

Các cơ quan quản lý quy định mức dự trữ tiền mặt tối thiểu mà một ngân hàng thương mại phải nắm giữ để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Phần tiền còn lại có thể được sử dụng để cấp tín dụng thông qua các khoản vay thương mại và các sản phẩm tín dụng khác hoặc cho các tổ chức tín dụng khác vay với lãi suất qua đêm. Cấp tín dụng là chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại và tiền lãi là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất trên doanh thu tại các ngân hàng thương mại.

3. Ngân quỹ và thanh toán

Để tăng tính kinh tế theo phạm vi và quy mô, các ngân hàng thương mại cung cấp các giải pháp lập hóa đơn, thu nợ và cả người bán (điểm bán hàng) để hỗ trợ các yêu cầu về tài sản hiện tại cho các doanh nghiệp. Chi phí thanh toán qua séc, phí và thẻ tín dụng, và thanh toán điện tử là những dịch vụ bổ trợ giúp tang them thu nhập cho ngân hang. Ngoài ra, ngày càng nhiều các ngân hang thương mại cũng kêt hợp cùng các công ty chuyên về mảng thanh toán nhằm phát triển và đa dạng các dịch vụ thanh toán công nghệ tiện ích cho khách hàng.

4. Đại lý và tư vấn

Các ngân hàng thương mại cũng cung cấp nhiều cơ quan và chức năng tư vấn nhờ vào vai trò trung gian tài chính. Các dịch vụ tư vấn để quản lý rủi ro từ các hoạt động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng thương mại với các thực thể toàn cầu tham gia xuất nhập khẩu hoặc chứng minh hiệu suất của các dịch vụ xuyên biên giới là một số ví dụ. Các thể chế được quản lý chặt chẽ và tích hợp với các hệ thống toàn cầu (ví dụ: SWIFT), đây là một chức năng là rào cản gia nhập đối với các công ty không hoạt động trên cùng một quy mô.