Sơ suất nhỏ trong khâu cắt chỉ vết thương có thể gây hệ quả đáng tiếc

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video vết khâu không cắt chỉ có sao không

Nếu sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương hay vết mổ phẫu thuật thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ để đảm bảo điều kiện tốt nhất giúp vết thương mau hồi phục và hạn chế để lại sẹo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất xoay quanh kỹ thuật và cách cắt chỉ vết thương, vết mổ phẫu thuật, vết khâu và chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ.

1. Khâu vết thương bao lâu thì cắt chỉ được ?

Thời gian cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân (gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương), trung bình vào khoảng 1 – 2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương hoặc phẫu thuật và có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần đối với vết khâu chịu lực.

Thời gian cắt chỉ tham khảo theo từng vị trí:

  • Mặt: 5 – 7 ngày
  • Cổ: 7 ngày
  • Da đầu: 10 ngày
  • Vùng thân và chi trên: 10 – 14 ngày
  • Chi dưới: 14 – 21 ngày

2. Có nên tự cắt chỉ tại nhà không?

Có nhiều nhiều bạn vì đường xa hoặc do ngại nên không muốn đến bệnh viện. Họ tự làm tại nhà mà không biết những sai lầm có thể gặp phải hay rút chỉ không hết. Thực tế, việc cắt chỉ vết thương hở tại nhà khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian (đối với vết thương không quá nghiêm trọng)

Tuy nhiên, nếu như không có kinh nghiệm hay phương pháp đúng cách thể thể còn sót chỉ hoặc đau nhức cho bạn. Cũng bởi vậy mà các bác sĩ đều khuyên mọi người nên đến các cơ sở y tế để thực hiện công việc này. Tuyệt đối không nên tự cắt chỉ tại nhà khi không biết cách và không có người hỗ trợ. Ngoài ra trong 1 số trường hợp đặc biệt, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng chỉ phẫu thuật kháng khuẩn tự tiêu, bạn sẽ không phải tự cắt chỉ tại nhà.

3. Quy trình rút chỉ vết thương

Phần 1: Chuẩn bị

a, Đảm bảo rằng việc cắt chỉ vết thương an toàn

  • Nhớ rằng nếu bạn đến bác sĩ để rút chỉ, thông thường chỗ mới rút chỉ sẽ được dán băng dính có tác dụng hỗ trợ quá trình lành vết thương. Nếu rút chỉ tại nhà, có thể bạn sẽ không có được sự chăm sóc cần thiết.
  • Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn hãy gọi cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho biết liệu việc bạn tự rút chỉ có an toàn không.
  • Không rút chỉ nếu vết thương có vẻ như đang đỏ lên hoặc đau hơn. Trường hợp này bạn nên đến bác sĩ vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
  • Trong nhiều trường hợp, bạn có thể được rút chỉ mà không phải trải qua cuộc hẹn khám thông thường, bạn chỉ cần đến phòng khám và được rút chỉ một cách nhanh chóng. Bạn nên gọi cho bác sĩ để hỏi về việc này.

b, Chọn dụng cụ để cắt chỉ

  • Sử dụng kéo phẫu thuật sắc nếu có. Kéo cắt móng tay sắc hoặc bấm móng tay cũng có thể dùng được. Tránh dùng bất cứ dụng cụ nào có lưỡi cùn, cũng không dùng dao – dao rất dễ bị trượt.

c, Sát trùng nhíp và dụng cụ cắt chỉ

Thả dụng cụ vào nước sôi trong vài phút, đặt lên khăn giấy và để cho khô hẳn, sau đó dùng bông gòn nhúng cồn và xoa lên dụng cụ. Bước này để đảm bảo bạn không bị lây nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ.

d, Tìm thêm một số dụng cụ cắt chỉ khác

Lấy sẵn băng gạc vô trùng và thuốc mỡ kháng sinh để phòng khi phải xử lý chỗ bị chảy máu.

e, Rửa và sát trùng vết khâu

Dùng nước xà phòng để rửa và lau khô bằng khăn sạch. Dùng bông gòn nhúng cồn để lau kỹ xung quanh các mũi khâu. Đảm bảo vùng da phải khô hoàn toàn trước khi tiến hành rút chỉ.

Phần 2: Rút chỉ khâu vết thương

  1. Ngồi nơi có đủ ánh sáng: Bạn cần phải nhìn được rõ từng mũi chỉ để có thể thực hiện tốt việc này. Không cố gắng tháo chỉ ở nơi tối, bằng không bạn có thể tự làm đau mình.
  2. Nhấc nút thắt đầu tiên lên: Dùng nhíp nhẹ nhàng nhấc nút thắt của mũi khâu đầu tiên lên một chút.
  3. Cắt chỉ khâu: Giữ nút thắt cao lên, tay kia cầm kéo và bấm chỉ khâu ngay cạnh nút thắt.
  4. Rút chỉ qua da: Dùng nhíp tiếp tục giữ nút thắt và nhẹ nhàng kéo chỉ ra khỏi da. Bạn sẽ thấy hơi tức một chút nhưng không đau.
  5. Tiếp tục tháo chỉ: Dùng nhíp nhấc các nút thắt và cắt. Rút chỉ ra và vứt bỏ. Tiếp tục cho đến khi mũi chỉ cuối cùng đã tháo xong
  6. Rửa vết thương: Đảm bảo không còn sót thứ gì xung quanh vết thương. Nếu muốn, bạn có thể băng gạc vô trùng lên vùng da mới tháo chỉ và để cho vết thương tiếp tục hồi phục.

Phần 3: Xử lý sau vết thương sau cắt chỉ

  1. Đến bác sĩ nếu có vấn đề gì xảy ra: Nếu vết thương hở lại, bạn sẽ phải khâu thêm. Điều quan trọng là bạn phải đến bác sĩ ngay khi tình trạng này xảy ra. Nếu bạn chỉ băng vết thương và để nó tự lành thì sẽ là không đủ.
  2. Bảo vệ cho vết thương khỏi tổn thương trở lại: Tốc độ phục hồi của da vốn chậm khi mới tháo chỉ, độ chắc của da chỉ bằng 10% so với bình thường. Bộ phận mới tháo chỉ không nên cử động nhiều.
  3. Bảo vệ vết thương khỏi tia UV: Tia cực tím có thể làm tổn thương đến cả các mô lành. Bạn nên dùng kem chống nắng nếu vết thương phơi dưới nắng mặt trời hoặc khi sử dụng giường làm nâu da.
  4. Thoa vitamin E: Điều này có thể giúp ích cho qua trình hồi phục, nhưng bạn chỉ nên áp dụng khi vết thương đã khép hoàn toàn.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua cổng dịch vụ y tế Meapp.vn. Hoặc hotline 19002134 để được tư vấn miễn phí

  • Thay băng, cắt chỉ đúng cách để không dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc
  • Khám bệnh tại nhà, giúp bạn phát hiện ung thư sớm nhất
  • Những hậu quả nghiêm trọng nếu không thông tắc tia sữa kịp thời
  • Sức khỏe và vóc dáng sau sinh có phải nỗi lo của tất cả bà mẹ bỉm sữa ?