Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không thể không khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật đối với quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội dân chủ như hiện nay.
1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế – xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội điển hình, phổ biến giữa các chủ thể với nhau, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự của xã hội.
2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với Nhà nước?
Xem thêm : Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên C
Thực tiễn cho thấy, khi chưa có một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước, bộ máy sẽ sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả.
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ có pháp luật, các hiện tượng lạm dụng, bao biện, vô trách nhiệm… của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước dễ dàng được phát hiện, loại trừ.
3. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với xã hội?
Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội, vì vậy, nhà nước có chức năng (nhiệm vụ) quản lý xã hội.
Để quản lý toàn xã hội, nhà nước dùng nhiều phương tiện, nhiều biện pháp, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất. Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất.
Xem thêm : Áo croptop mặc với quần gì? Hướng dẫn cách phối đồ cực tôn dáng
– Pháp luật là một trong những nhân tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp luật cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, bằng sự ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần và con người ủng hộ mà các thành viên của xã hội bằng phương tiện pháp luật có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
– Các vấn đề xã hội như lợi ích xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng … đều gắn liền với sự điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội.
4. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
– Pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật thể chế và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bằng pháp luật và thông qua pháp luật để phản ứng những hành vi lạm quyền, lộng quyền, vi quyền tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu, hạch sách của nhân viên nhà nước.
– Pháp luật là cơ sở pháp lý giúp nhân dân phát huy quyền làm chủ, quyền dân chủ (trực tiếp hoặc thông qua đại diện) để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
– Pháp luật còn là căn cứ pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp