Nhà quản trị là gì? Nhà quản trị là những người có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thành công hay thất bại của một tổ chức/ doanh nghiệp. Những quyết định mà họ đưa ra đủ sức thay đổi vận mệnh của tổ chức/ doanh nghiệp đó. Vậy, nhà quản trị là gì và vai trò, chức năng của họ trong tổ chức ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Nhà quản trị là gì?
Bạn đang xem: Nhà quản trị là gì? Vai trò của nhà quản trị trong tổ chức
“Nhà quản trị là những người có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát về con người, vật chất, tài chính cũng như toàn bộ thông tin trong tổ chức một cách hiệu quả nhất có thể để giúp tổ chức đi theo một lộ trình đúng đắn và nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra.”
Vị trí cụ thể của họ trong tổ chức rất đa dạng, tùy vào phạm vi trách nhiệm và cấp bậc của từng nhà quản trị. Họ có thể là Tổng giám đốc, có thể là Trưởng phòng, cũng có thể là Tổ trưởng hay Quản đốc,…
Quản trị học là gì?
Quản trị học là ngành đào tạo về các nguyên tắc, chiến lược, nghệ thuật quản trị để từ đó có thể vận dụng xử lý các vấn đề về quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Quản trị học thu hút nhiều người bởi nó vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó bao gồm các quy tắc, phương cách quản trị vừa chứa đựng những kỹ năng, bí quyết, sự khôn khéo, linh hoạt để giải quyết các vấn đề giữa các nhân sự.
Các cấp bậc của nhà quản trị trong một doanh nghiệp
Khi tìm hiểu nhà quản trị là gì bạn sẽ biết rằng trong một doanh nghiệp, nhà quản trị được chia thành 3 cấp bậc như sau:
Nhà quản trị cấp cao
Là một nhóm nhỏ những nhà quản trị nằm ở vị trí đỉnh quyền lực, có nghĩa là những người có cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị, thậm chí là cao nhất trong một tổ chức/ doanh nghiệp. Họ chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ủy viên hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc,…
Nhà quản trị cấp cao là người hoạch định đường lối, tạo ra các mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho tổ chức, lãnh đạo toàn thể nhân viên và là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả hoạt động của tổ chức.
Nhà quản trị cấp trung
Là cấp quản trị đứng trên quản trị cấp cơ sở và đứng dưới quản trị cao cấp. Họ là người trực tiếp nhận lệnh (các chiến lược, chính sách, phương hướng hoạt động) từ quản trị cao cấp rồi triển khai thành các mục tiêu, kế hoạch chi tiết và giao cho nhà quản trị cấp cơ sở thực hiện. Nhà quản trị cấp trung thường là giám đốc bộ phận, trưởng phòng,
Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp trung là xác định rõ những sản phẩm, dịch vụ cần được sản xuất và quyết định cách thức đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến với người tiêu dùng, đồng thời phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao.
Nhà quản trị cấp cơ sở
Là những nhà quản trị xếp ở bậc cuối cùng trong tháp quyền lực của một doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, đôn đốc nhân viên hoàn thành chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ và báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh cho các cấp quản trị cao hơn.
Nhà quản trị cấp cơ sở thường là tổ trưởng, nhóm trưởng, đốc công… tùy thuộc vào tính chất và quy mô của từng tổ chức.
Chức năng của nhà quản trị là gì?
– Xác định các mục tiêu hoạt động và hoạch định chiến lược phát triển của tổ chức để đạt được những mục tiêu đề ra.
– Thiết lập sơ đồ tổ chức và vận hành tổ chức một cách khoa học, hiệu quả.
– Giám sát và thúc đẩy từng cá nhân thực hiện những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
– Đưa ra các điều chỉnh để kịp thời khắc phục những thiếu sót và tối ưu hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Vai trò của nhà quản trị là gì?
Nhóm vai trò quan hệ với con người
Tổ chức là nơi quy tụ rất nhiều cá thể riêng biệt và vai trò của nhà quản trị là hướng tất cả cá thể đó đến mục tiêu và lợi ích chung của tổ chức.
– Vai trò đại diện cho tổ chức: Nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức và đại diện cho những nhân viên dưới quyền. Ví dụ, thay mặt tổ chức đề xuất các ý kiến, nhận các giải thưởng thưởng và chịu trách nhiệm trước truyền thông về những sự cố có thể xảy ra,…
– Vai trò người lãnh đạo: Là người chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, luôn đi tiên phong trong mọi hoạt động, đôn thúc và quản lý công việc của nhân viên. Đồng thời có trách nhiệm hòa giải các mâu thuẫn để kết nối tất cả thành viên trong tổ chức thành một khối thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tập thể.
– Vai trò liên kết: Xây dựng và phát triển mối quan hệ với những cá nhân, đoàn thể bên ngoài để đem lại những lợi ích tốt đẹp cho tổ chức.
Nhóm vai trò thông tin:
Đừng quên, thông tin chính là tài sản quý giá của doanh nghiệp và bảo vệ tài sản đó cũng là trọng trách của nhà quản trị.
– Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị là người tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức. Do đó, nhiệm vụ của họ là thường xuyên xem xét, phân tích thông tin để thu thập những tin tức, sự kiện có khả năng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức và nhanh chóng giải quyết những mối họa đó.
– Vai trò phổ biến thông tin: Thông báo đến toàn thể nhân viên những quyết sách của tổ chức, đặc biệt là những thông tin liên quan đến công việc của họ.
– Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức cung cấp những thông tin quan trọng ra bên ngoài (thường là trước truyền thông, báo chí) với mục đích bảo vệ danh tiếng, quyền lợi và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Vai trò quyết định:
Xem thêm : Mì Cay Bao Nhiêu Calo và Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Và Cân Nặng Của Bạn
– Vai trò doanh nhân: đưa ra những cải tiến để nâng cấp hoạt động của tổ chức cũng như các phương hướng, kế hoạch để đánh giá và cải thiện hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.
– Vai trò giải quyết xáo trộn: Nhanh chóng đưa ra các phương án ứng phó trước những sự cố bất ngờ để loại bỏ những xáo trộn và sớm ổn định mọi hoạt động trong tổ chức.
– Vai trò người phân phối tài nguyên: Bao gồm con người, tiền bạc, cơ sở vật chất, thời gian, quyền hạn để đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
– Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những tổ chức/ doanh nghiệp khác và giải quyết triệt để những rủi ro có thể xảy ra.
Kỹ năng cần thiết của nhà quản trị là gì?
Hiểu cách đối nhân xử thế
Công việc quản lý là tất cả về con người và có thể xây dựng các mối quan hệ thành công là điều không thể thiếu. Để làm được điều này, bạn cần biết cách đối nhân xử thế hiệu quả.
Dành thời gian để tìm hiểu các thành viên trong nhóm ở cả cấp độ cá nhân và nghề nghiệp, thông qua các hoạt động xã hội hoặc đào tạo xây dựng nhóm, trong khi vẫn duy trì ranh giới nghề nghiệp, sẽ là một chặng đường dài để giành được sự tôn trọng của họ.
Kỹ năng tư duy chiến lược
Nhà quản trị phải là người có tư duy chiến lược để đưa tầm nhìn trở thành hiện thực. Họ cần có khả năng thiết kế nước đi cũng như ghi nhớ tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát huy tác dụng khi cần.
Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
Bạn sẽ được giao nhiệm vụ phát hiện và giải quyết các vấn đề hàng ngày ở vị trí quản lý. Điều này đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết và khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực. Để đảm bảo rằng nhóm của bạn làm việc hiệu quả và quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ phải ứng biến và quyết định nhanh chóng khi có vấn đề. Tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp mới mẻ nhằm giảm thiểu tác động đến nhóm và doanh nghiệp nói chung.
Tổ chức và ủy quyền
Là một nhà quản trị, bạn sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm, vì vậy kỹ năng tổ chức xuất sắc là rất quan trọng. Bạn sẽ cần quản lý khối lượng công việc của mình, giám sát công việc của các nhân viên khác, tham gia các cuộc họp và các buổi đào tạo, thực hiện đánh giá và xem xét các chính sách của công ty. Ở cấp độ này, thói quen làm việc cẩu thả, đi trễ và thiếu tổ chức sẽ không được chấp nhận và sẽ làm gương xấu cho nhân viên của bạn. Kỹ năng tổ chức hiệu quả làm giảm căng thẳng, tiết kiệm thời gian và đảm bảo rằng các thời hạn quan trọng được đáp ứng.
Trí tuệ cảm xúc
Tất cả các nhà quản trị đều cần trí tuệ cảm xúc để làm việc hiệu quả. Điều này có nghĩa là bạn có nhận thức về bản thân, tự chủ, động lực, sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội cần thiết để cư xử một cách trưởng thành, khôn ngoan, đồng cảm với những người xung quanh. thu hút và giữ chân những người giỏi nhất.
Trên đây là tất tần tật thông tin nhà quản trị là gì, chức năng và vai trò cụ thể của nhà quản trị trong một tổ chức/ doanh nghiệp. Nhà quản trị tuyệt đối không phải sân chơi dành cho những chú “gà mờ”. Vì vậy, nếu có tham vọng trở thành một nhà quản trị trong tương lai, hãy nghiêm túc học hỏi và trau dồi năng lực ngay từ hôm nay.
Trang Đoàn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp