KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ Ở ĐÂU? VÀ CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Khai nhận di sản thừa kế hiện nay vẫn là khái niệm khá xa lạ đối với hầu hết các gia đình, một phần nguyên nhân xuất phát từ truyền thống lâu đời về việc phân chia tài sản của người mất trước khi chết đều thông qua truyền miệng, hoặc có chăng khi người để lại di chúc nhưng những người được hưởng thừa kế nhận thấy quyền lợi không được đồng nhất dẫn tới các tranh chấp về di sản thừa kế. Khai nhận di sản thừa kế là một trong những chế định có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo quyền lợi cho các đồng thừa kế, NPLAW xin đưa ra một số quy định cụ thể để quý độc giả có thể nắm rõ hơn về chế định này.

KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ Ở ĐÂU? VÀ CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Công chứng năm 2014;
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Nghị định Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;.
  • Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

I. Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế chính là một thủ tục nhằm xác nhận quyền tài sản với di sản của người đã khuất để lại. Người được hưởng sẽ được nhận tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Hai trường hợp khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 gồm:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.1 min(3)

Cũng theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có nêu rõ, những người được nhận tài sản sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau; hoặc người thừa kế chỉ có duy nhất một người và được xếp theo ưu tiên như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

II. Khi nào cần khai nhận di sản thừa kế?

Để đảm bảo quyền lợi của bản thân đối với phần di sản thừa kế, người hưởng di sản cần khai nhận di sản thừa kế trong các trường hợp sau:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
  • Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

III. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
  • Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Bước 2: Công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế:

Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, công chứng viên bắt đầu xem xét và kiểm tra hồ sơ, theo đó:

  • Nếu hồ sơ đủ: Công chứng viên sẽ tiếp nhận và ghi vào sổ công chứng.
  • Nếu hồ sơ còn thiếu sót: công chứng viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung các giấy tờ, nội dung còn thiếu.
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để công chứng: công chứng viên sẽ đưa ra lý do từ chối giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản:

  • Sau khi hồ sơ đầy đủ và được các công chứng viên tiếp nhận, bản khai nhận di sản thừa sẽ được niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú của người để lại tài sản. Trường hợp không thể xác nhận được địa chỉ cư trú của người để lại tài sản, hồ sơ của bạn sẽ bị niêm yết trong vòng 15 ngày.

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả:

  • Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản gốc của các giấy tờ liên quan đến hồ sơ để đối chiếu thêm một lần nữa trước khi xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau khi người thừa kế ký xong, bên công chứng sẽ yêu cầu thanh toán thù lao công chứng, các chi phí khác và bàn giao bản gốc Văn bản khai nhận cho người thừa kế.​​​​​​​

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

I. Gian dối khai nhận di sản thừa kế bị xử lý như thế nào?

Gian dối khai nhận di sản thừa kế là hành vi làm sai ý chí, di nguyện của người để lại di chúc, bao gồm các hành vi cụ thể như giả mạo nội dung di chúc, giả mạo chữ ký, dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt phần di sản. Theo đó, sẽ có các hình thức xử lý như sau:

  • Không được quyền hưởng di sản thừa kế: Bộ luật Dân sự 2015 quy định “nếu giả mạo di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì sẽ không được quyền hưởng di sản”.
  • Bị xử phạt hành chính: Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định “nếu một người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng”. Do đó, có thể coi việc giả mạo di chúc của người khác là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
  • Phải chịu trách nhiệm hình sự: Nếu làm giả di chúc đồng nghĩa người này làm giả chữ ký của người lập di chúc và làm giả cả dấu của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (nếu di chúc có công chứng hoặc chứng thực). Do đó, trong trường hợp này, người làm giả có thể bị xử lý Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

II. Mẹ có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Mẹ là một trong những đối tượng thuộc hàng hàng thừa kế thứ nhất, là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Bộ luật cũng quy định, “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;”

Do đó, mẹ là người thừa kế có quyền được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai.

III. Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?

Xác định được nơi khai nhận di sản thừa kế căn cứ vào thời điểm và địa điểm mở thừa kế. ​​​​​​​Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành tại các văn phòng công chứng trên địa bán tỉnh thành phố nơi có tài sản. Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản được hướng dẫn cụ thể tại Luật Công chứng 2014.

IV. Nếu di sản thừa kế là cổ phần trong công ty cổ phẩn đã lên sàn thì được hưởng như thế nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, di sản do người đã khuất để lại không chỉ là đất đai, nhà cửa, tiền vàng… mà còn có thể là cổ phần, phần vốn góp của người đó trong một doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.”

Theo đó, số cổ phần công ty của cá nhân đã chết sẽ được chia theo di chúc của người đó hoặc chia theo pháp luật. Nếu chia theo di chúc, người thừa kế theo di chúc sẽ tiến hành khai nhận di sản thừa kế và trở thành cổ đông của công ty. Nếu chia theo pháp luật sẽ căn cứ Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật; Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Hồ sơ khai nhận thừa kế cổ phần công ty

  • Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc);
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, huyết thống;
  • Các tài liệu chứng minh di sản khai nhận là có thật và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đã chết. (Với người chết để lại di sản là cổ phần trong công ty cổ phần thì tài liệu chứng minh cần có giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông).

V. Tài sản nhận từ việc hưởng di sản thừa kế có phải là tài sản riêng không?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chế độ tài sản của vợ chồng thì: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…” Do đó tài sản nhận từ việc hưởng di sản thừa kế riêng được xác định là tài sản riêng.

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ TẠI NPLAW

Dịch vụ tư vấn pháp luật về khai nhận di sản thừa kế của NPLAW sẽ cung cấp cho quý khách các trình tự, thủ tục phù hợp với quy định và cách giải quyết nhanh nhất theo trường hợp cụ thể của quý đối tác và khách hàng:

I. Tư vấn thủ tục kê khai di sản thừa kế tại NPLAW

  • Tư vấn luật thừa kế về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc;
  • Thủ tục kê khai di sản thừa kế đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng;
  • Thủ tục kê khai di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Cách thức chia thừa kế, hàng thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;
  • Trình tự, thủ tục kê khai di sản thừa kế (tài sản thừa kế) theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế để có văn bản kê khai di sản thừa kế hợp pháp, đảm bảo tính hiệu lực của văn bản khai nhận di sản thừa kế (tài sản thừa kế) để đảm bảo thuận tiện cho bước xác lập quyền sở hữu đối với di san thừa kế về sau.

II. Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp

  • Giải quyết tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế giữa các đối tượng đồng thừa kế;
  • Giải quyết tranh chấp trong việc xác định tài sản thừa kế, giá trị tài sản thừa thừa kế;
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.​​​​​​​

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn