1. Văn nghị luận xã hội là gì?
Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.
Hiểu đơn giản, văn nghị luận xã hội là dạng văn yêu cầu viết về vấn đề xã hội. Nó khác với nghị luận văn học ở chỗ, không viết về tác phẩm, nhà văn. Để viết văn nghị luận tốt, học sinh cần rèn luyện 2 kỹ năng: chứng kinh và giải thích.
Bạn đang xem: Cách làm bài văn nghị luận xã hội đơn giản, dễ hiểu
2. Các dạng đề Nghị luận xã hội thường gặp.
Có hai đạng dề nghị luận xã hội thường xuất hiện:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Đó là những hiện tượng, vấn đề xã hội nổi bật đang được xã hội quan tâm. Để làm tốt dạng nghị luận này, yêu cầu học sinh cần có những kiến thức xã hội.
Ví dụ:
– Hiện tượng có tác động tích cực: tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh,….
– Hiện tượng có tác động tiêu cực: bạo lực học đường, chiến tranh,..
– Nghị luận về một mẩu tin tức, báo chí: một đoạn trích, một mẩu tin trên báo,..
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Là việc bần luận, đánh giá một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, ..với mục đích hướng học sinh đưa ra quan điểm đúng đắn về những giá trị đạo đức tốt đẹp.
Ví dụ:
– Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức: lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực,…
– Tư tưởng không nhân văn: ích kỷ, vô cảm,..
– Nghị luận xã hội về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề
– Văn nghị luận xã hội về vấn đề có tính chất bàn luận, trao đổi
– Văn nghị luận xã hội đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
Vì sự khác nhau đó nên học sinh cần xác định đúng dạng bài để có hướng giải quyết đúng đắn vấn đề tốt hơn.
3. Các bước làm bài văn nghị luận xã hội
Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
- Đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biêt được yêu cầu đặt ra là gì? là nghị luận về hiện tượng đời sống hay một tư tưởng đạo lí.
- Phân biệt yêu cầu của đề là về tư tưởng đạo lí hay đời sống xã hội.
Bước 2: Lập dàn ý
Mục đích:
- Ghi lại những ý cần viết, tránh bỏ sót ý
- Trình bày khoa học, mạch lạc trong một nội dung.
- Chủ động trong việc triển khai các ý chính/ luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh trình bày lan man, dài dòng không cần thiết.
Bước 3: Triển khai viết bài chi tiết
- Dựa trên những luận điểm chính đã nêu ở dàn ý, ta có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh. Để bài văn có sức hấp dẫn, cần lưu ý một số điểm:
- Tạo sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.
- Đưa những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế khách quan.
Lưu ý:
– Dẫn chứng đưa ra cần cụ thể, không lấy dẫn chứng chung chung
– Dẫn chứng người thật, việc thật
Xem thêm : Bạn đã biết 1 sen bằng bao nhiêu tiền Việt?
– Lồng ghép dẫn chứng vào bài thật khéo léo và phù hợp.
– Lập luận chặt chẽ
– Lồng ghép những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán,…)
- Bình luận mở rộng vấn đề
– Phản biện những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề cần nghị luận
– Dẫn chứng kèm theo
- Đưa ra bài học nhận thức và bài học hành động
– Chốt lại bài học mà mình nhận được sau khi phân tích
– Bài học cần hướng tới những bài học tốt, cách sống tử tế hơn.
- Kết luận
– Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã viết
– Mở ra hướn suy nghĩ mới về vấn đề đó
4. Phương pháp làm bài nghị luận xã hội với từng dạng bài
4.1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí
a. Mở bài
Giới thiệu về tư tưởng đạo lí cần nghị luận (giới thiệu trực tiếp hoặc dẫn dắt dán tiếp qua câu chuyện).
Ví dụ: Nghị luận xã hội về hạnh phúc
- Mở bài trực tiếp: Ai cũng ki vọng cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa thực sự của hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.
- Mở bài gián tiếp: Có một câu nói: “Hạnh phúc không phải là đích đến mà là một hành trình đi tới đích”. Có những người giành cả cuộc đời đi tìm cho mình thứ gọi là hạnh phúc mà đâu biết rằng hạnh phúc tới từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Có những người luôn bằng lòng với những thứ hiện tại, người ta coi đó là một loại hạnh phúc. Vậy hạnh phúc thật sự là gì? hạnh phúc đến từ đâu? Chúng ta liệu đã hạnh phúc chưa?
Xem thêm : Có thể bạn chưa biết thông tin về biên tập viên học ngành nào?
b. Thân bài
-Giải thích tư tưởng đạo lí
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, bám sát nghĩa để giải thích, tránh lan man
- Giải thích các từ ngữ
- Khái quát ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lí, trình bày quan điểm, đánh giá của người viết về tư tưởng đạo lí ấy.
– Phân tích chứng minh
- Chỉ ra tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí
- Đưa ra những dẫn chứng chứng minh cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí, bác bỏ những quan điểm sai lệch về tư tưởng đạo lí được bàn luận.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí với cuộc sống con người.
– Bình luận, liên hệ
- Phê phán những biểu hiện sai lệch tư tưởng đạo lí, ca ngợi những tấm gương tốt đẹp về tư tưởng đạo lí.
- Dẫn chứng cụ thể
Khi bàn luận vè tư tưởng đạo lí cần lưu ý:
- Người viết bài tự đặt và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? cần bổ sung thêm điều gì?
- Người viết cần xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá.
- Cần có bản lĩnh, lập trường vững vàng, đưa ra chính kiến, suy nghĩ riêng của bản thân.
– Đưa ra bài học nhận thức và bài học hành động
Bài học phải đưa ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải phù hợp với thực tế, bài học cần chân thành, giản dị.
c. Kết bài
Khái quát giá trị của tư tưởng đạo lí vừa nghị luận.
4.2. Nghị luận về một hiện tượng xã hội
a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận, bám sát hiện tượng, không lan man.
Xem thêm : Có thể bạn chưa biết thông tin về biên tập viên học ngành nào?
b. Thân bài
- Giải thích ngắn gọn về hiện tượng đời sống
- Nêu thực trạng của hiện tượng trong đời sống
- Chỉ ra tác động, ảnh hưởng của hiện tượng ấy với cuộc sống của con người. Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng -sai, lợi-hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng, bày tỏ thái độ đồng tình hay phê phán.
- Giải thích nguyên nhân dân tới sự việc hiện tượng xã hội cần nghị luận (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan)
- Đề xuất giải pháp
- Rút ra bào học nhận thức và bài học hành động cho bản thân.
c. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận.
5. Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận xã hội
- Để bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, lời văn, câu văn phả cô đọng, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cảm xúc trong sáng, lành mạnh, tạo lối viết song song có khen chê rõ ràng.
- Dung lượng chữ cần có trong bài phải đáp ứng yêu cầu của đề, tránh trường hợp thiếu hoặc thừa quá nhiều chữ, sẽ bị trừ điểm.
6. Một số bài tập vận dụng về văn nghị luận xã hội
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống của con người.
Đề 2: Hiện nay vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng nghiêm trọng, em hãy bình luận hiện tượng trên.
Mọi người cùng hỏi:
Câu hỏi 1: Nghị luận xã hội là gì?
Trả lời 1: Nghị luận xã hội (social discourse) là quá trình trao đổi ý kiến, ý định, và quan điểm giữa các thành viên trong xã hội về các vấn đề, sự kiện, hoặc vấn đề liên quan đến xã hội. Nghị luận xã hội có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ cuộc trò chuyện cá nhân đến thảo luận công khai trên phương tiện truyền thông và trong các cơ quan quyền lực.
Câu hỏi 2: Nghị luận xã hội đóng vai trò gì trong xã hội?
Trả lời 2: Nghị luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong xã hội vì:
Thúc đẩy thay đổi xã hội: Nó giúp tạo ra ý thức về vấn đề và kích thích sự thay đổi xã hội thông qua thảo luận, phê phán, và tìm kiếm giải pháp.
Xây dựng ý thức xã hội: Nó giúp mọi người hiểu và nhận thức về các vấn đề quan trọng, như quyền con người, bất bình đẳng xã hội, và môi trường.
Demokrat hóa xã hội: Nghị luận xã hội thúc đẩy sự tham gia dân cử, vì nó cho phép mọi người thể hiện ý kiến và tham gia vào quá trình ra quyết định.
Tạo ra các chính sách và luật pháp: Các quyết định chính trị thường dựa trên các cuộc thảo luận xã hội, và nghị luận xã hội có thể dẫn đến việc tạo ra luật pháp mới hoặc sửa đổi các chính sách hiện có.
Câu hỏi 3: Các ví dụ về nghị luận xã hội là gì?
Trả lời 3: Các ví dụ về nghị luận xã hội bao gồm:
Cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu: Các nhà khoa học, chính trị gia, và người dân thường tham gia vào cuộc nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu để tìm cách giải quyết vấn đề này.
Cuộc tranh luận về quyền lợi người LGBT+: Các cuộc tranh luận về quyền lợi và đẳng cấp của người đồng tính, chuyển giới và những người thuộc cộng đồng LGBT+.
Thảo luận về quyền làm cha mẹ và phân công công việc: Cuộc thảo luận về việc làm cha mẹ, chia sẻ trách nhiệm trong gia đình, và thay đổi vai trò truyền thống của nam và nữ trong xã hội.
Các cuộc biểu tình xã hội: Những cuộc biểu tình và cuộc biểu tình xã hội thường là một hình thức của nghị luận xã hội, thể hiện sự không hài lòng với một vấn đề cụ thể và yêu cầu thay đổi.
Câu hỏi 4: Làm thế nào để tham gia vào nghị luận xã hội?
Trả lời 4: Để tham gia vào nghị luận xã hội, bạn có thể:
Tham gia các cuộc thảo luận và hội thảo: Tham dự các sự kiện, hội thảo, và cuộc thảo luận về các vấn đề quan trọng.
Viết và chia sẻ ý kiến: Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, blog, và bài viết để chia sẻ quan điểm và ý kiến cá nhân của bạn.
Tham gia tổ chức xã hội: Tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận hoặc nhóm hoạt động xã hội có quan tâm đến vấn đề bạn quan tâm.
Bỏ phiếu và tham gia bầu cử: Sử dụng quyền bỏ phiếu của bạn để ủng hộ các ứng cử viên hoặc các biện pháp có liên quan đến vấn đề bạn quan tâm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp