Ô nhiễm môi trường đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Do các nguyên nhân tự nhiên.

Đất nhiễm mặn: Do muối của nước biển, thủy triều tăng hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật… Đất nhiễm phèn: Do nước phèn từ các con sông đưa đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó. Mưa axit có tác động đến ô nhiễm nguồn đất ở nước ta. Bình thường nước mưa có độ pH khoảng 5,6 do sự có mặt của co, tạo thành H1CO3 trong khí quyển. Trong phân định thực tế, các cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (ERA) đã sử dụng tiêu chuẩn nước mưa có độ pH nằm trong giới hạn từ 5 đến 6,5 là nước mưa trung tính. Nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5 là mưa axít. Hoạt động công nông nghiệp làm cho không khí bị ô nhiễm S02, NOx, HC1, HF… Quá trình yếm khí trong đất ngập nước là điều kiện để hình thành H2S – khí này bay vào không trung rồi cũng bị oxy hóa thành H2S04. Tan trong nước mưa, tất cả các khí đó làm chua nước mưa và cũng làm chua đất.

Do các nguyên nhân nhân tạo

Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp khi xả nước thải ra môi trường không qua xử lý. các chất thải đó, đặc biệt là các chất thải nguy hiểm sẽ trực tiếng đi xuống lòng đất. Chúng làm ô nhiễm môi trường đất và phá hủy hệ cân bằng sinh thái. Các quá trình khai thác các mỏ khoáng sản. Các chất thải này thường xuyên cứa các chất nguy hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Khoảng 50% chất thải công nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu cơ xí quặng…) và trong đó 15% có khả năng gây độc nguy hiểm. Độ pH của đất giảm do mưa axít và chất thải công nghiệp. Tương ứng sự giảm đi 50% độ no bazơ nghĩa là 1/2 cation bazơ đã được thay thê bằng H+ và Al3+ (theo TAMM 1988, ANDERSON 1988). Các chất thải rắn trong công nghiệp được tạo nên từ các khâu công nghệ sản xuất hay trong quá trình sử dụng sản phẩm. Các phế phẩm này sẽ được đưa đi ra ngoài bằng cách nào đó và cuối cùng nó cũng trở về với môi trường đất. Các chất thải vô cơ từ cơ sở công nghiệp như mạ điện, thủy tinh, công nghiệp giấy, cặn xỉ,… Các phế thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa ô tô – xe máy, sản xuất máy lạnh,… Các phế tải độc hại như phế thải chứa đồng vị phóng xạ, các phế thải hóa học,… Đặc điểm của phế thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất là đa dạng về thành phần và kích thước, không tập trung và đa nguồn gốc, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất cũng rất phức tạp. Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp: Do nhu cầu dân số ngày một tăng, nên việc sản xuất do vậy củng tăng lên một cách đáng kể, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động sản xuất, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Các biện pháp mà người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các loại thuốc tăng trưởng với liều lượng lớn làm cho những vùng đất đó ô nhiễm nghiệp trọng. Ô nhiễm do sinh hoạt của người dân: Hằng ngày từ hoạt động sinh hoạt, chúng ta đã ta vào môi trường một lượng nước thải đáng kể chất thải lỏng và chất thải rắn. Về chất thải lỏng, hằng ngày người dân thành phố sử dụng trung bình từ 100-150 lít nước cấp và củng thải ra một mố lượng chất thải lỏng tương dương như vậy. Lượng chất thải lỏng đó sẽ tồn tại trong môi trường đất và nước. Về chất thải rắn, trung bình một người mỗi ngày sẽ thải ra từ 0.4 đến 1.8kg chất thải rắn, khối lượng sẽ tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Nếu không được sử lý tốt sẽ nó sẽ tồn tại trên môi trường đất và nước, đó là nơi sinh sống của các loài vi khuẩn. Nó sẽ pát triển và gây nên nhiều bệnh phát sinh.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do con người

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do con người

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

Đầu tiên, chúng ta nên đặt vấn đề bảo vệ nông nghiệp lên hàng đầu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, hạn chế ô nhiễm đất nông nghiệp là cách duy nhất để phát triển nông nghiệp một cách lâu dài. Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.

Khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường đất

Khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường đất