Trong nhiều trường hợp, người bị hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây ra thương tích hoặc làm chết người dẫn đến phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Vậy để hiểu thế nào là vượt quá phòng vệ chính đáng và trả lời những thắc mắc thường gặp về vượt quá phòng vệ chính đáng, hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Vượt quá phòng vệ chính đáng là gì?
Trước khi đi sâu về khái niệm vượt quá phòng vệ chính đáng, trước hết ta nên chúng ta cần tìm hiểu phòng vệ chính đáng là gì. Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự: Phòng vệ chính đáng được quy định là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Bạn đang xem: Hiểu như thế nào về vượt quá phòng vệ chính đáng?
Như vậy, khi vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ được hiểu: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại” (khoản 2 Điều 22 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự). Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Ví dụ về vượt quá phòng vệ chính đáng: Ông K đang lái xe máy trên đường về nhà trên đoạn đường vắng thì bị hai tên cướp chặn đường, một tên dùng dao đâm vào ngực ông. Ông K đã chống trả, đạp ngã tên cướp thứ nhất và lấy dao rượt theo đâm trọng thương tên cướp còn lại khi hắn đang bỏ chạy. Trường hợp này, hành vi của ông K là vượt quá giới hạn và có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích.
II. Luật quy định vượt quá phòng vệ chính đáng như thế nào?
Bộ luật Hình sự có quy định về 2 trường hợp sau mức xử phạt đối với trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng:
*Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Căn cứ Điều 136 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý theo quy định sau:
– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
Xem thêm : Ăn thịt gà vào bị ngứa – Có phải bị dị ứng thịt gà?
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.
– Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
*Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điều 126 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể:
– Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
III. Các thắc mắc thường gặp về vượt quá phòng vệ chính đáng
1. Tự vệ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây thương tích 22% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 136 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự nêu trên, trường hợp người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội thuộc những trường hợp khác theo quy định nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khung hình phạt tương ứng.
Trong trường hợp này, mức độ của hành vi tấn công bằng những phương tiện hay công cụ nguy hiểm, có thể uy hiếp đến tính mạng của bạn, bạn có quyền phòng vệ.
Tuy nhiên trường hợp bạn phòng vệ có chính đáng hay đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì cần xem xét kết luận của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nhưng việc phòng vệ này chỉ gây thương tích cho người kia 22% thì rõ ràng chưa đủ căn cứ để cấu thành tội này bởi ngoài yếu tố vượt quá phòng vệ chính đáng còn phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.
Xem thêm : Nợ xấu có mua trả góp được không theo quy định năm 2022?
Nên việc bạn chống trả dẫn đến làm người đó bị thương, tỷ lệ tổn thương là 22% thì sẽ không phạm tội này, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Làm chết người do phòng vệ, có phải là vượt quá mức phòng vệ chính đáng? Có chịu hình phạt hình sự không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự nêu trên về phòng vệ chính đáng. Theo đó có thể hiểu hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người đang có hành vi xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Mặc dù sự chống trả đều có thể gây thiệt hại nhất định cho người có hành vi xâm phạm nhưng nếu không thực hiện chống trả thì sẽ không ngăn chặn kịp thời được hành vi xâm phạm, hay ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi xâm phạm đó có thể gây ra. Do vậy, nếu hành vi chống trả của bạn là cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm thì sẽ là phòng vệ chính đáng mà không bị coi là tội phạm.
Ví dụ 1: Kẻ cướp dùng hung khí tấn công bạn một cách quyết liệt nhằm giết chết bạn để cướp tài sản mà bạn không có cách nào khác để thoát thân và đành phải chống trả lại làm chết kẻ cướp. Trong trường hợp này có thể coi là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm.
Ví dụ 2: Thấy kẻ cướp giật túi xách của người khác, bạn có thể đánh vào tay để kẻ này dừng hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, nếu bạn lấy dao chém vào đầu hắn làm chết người thì lúc đó đã vượt mức cần thiết, không còn được xem là phòng vệ chính đáng.
Bên cạnh, trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội danh sau:
– Tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo điều 126 (bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; phạm tội đối với 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm).
– Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến hậu quả chết người theo khoản 3 điều 136 (bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm).
V. Tìm luật sư tư vấn về vượt quá phòng vệ chính đáng
Trên đây những kiến thức cần biết về vượt quá phòng vệ chính đáng, với đội ngũ Luật sư NPLaw về tư vấn các quy định pháp luật về hình sự đặc biệt về vấn đề vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ hỗ trợ những dịch vụ sau:
- Tư vấn, về xác định tội danh, cấu thành tội phạm do vượt quá phòng vệ chính đáng;
- Hướng dẫn yêu cầu giám định lại thương tật theo quy định của pháp luật
- Hỗ trợ về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội danh do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Hỗ trợ trong việc thu thập hồ sơ tài liệu căn cứ ngoại phạm hoặc các tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng, đúng pháp luật.
- Sao chụp tài liệu tại Tòa án, thực hiện nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bào chữa tại Tòa án.
- Tham gia các buổi hỏi cung bị can, bị cáo, tư vấn khắc phục hậu quả.
- Soạn thảo đơn từ liên quan (đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn khiếu nại,..)
- Tham gia bào chữa cùng thân chủ tại các buổi lấy lời khai tại cơ quan điều tra, tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại Tòa án.
Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới khung hình phạt những tội danh hoặc vấn đề khác như phạm tội gì trong trường hợp cụ thể… thì hãy liên hệ ngay tới NPLaw để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp